Khám phá điều thú vị về đất nước con người văn hóa, lịch sử, du lịch Campuchia

Campuchia là một trong 11 nước thuộc khu vực Đông Nam Á, khá gần gũi với Việt Nam song có nền văn hóa đặc sắc ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa Ấn Độ cùng với Phật giáo. Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch Campuchia phát triển với nhiều điểm đến hấp dẫn du khách khắp nơi trên thế giới. Và bài viết sau đây xin giới thiệu đến các quý bạn đọc đôi nét thú vị về đất nước, con người văn hóa, lịch sử, du lịch của quốc gia này. Bây giờ thì cùng tham khảo thôi nào!

Đất nước và các thời kỳ lịch sử Campuchia

Credit:Thang Nguyen

Trước thế kỷ XX Vương quốc Campuchia còn được gọi là Chân Lạp, Cao Miên.  Campuchia giáp với Việt Nam, Lào và Vịnh Thái Lan. Có diện tích 181.035 km2, thủ đô có tên là Phnôm Pênh và cùng với 24 tỉnh, thành phố khác. Nền kinh tế Campuchia chủ yếu là nông nghiệp, đa số người dân đều đi theo đạo Phật, nhiều công trình kiến trúc cổ có niên đại ngàn năm tuổi minh chứng cho sự phát triển huy hoàng một thời của nền văn hóa Khmer.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, lịch sử của Campuchia cũng trãi qua những giai đoạn thăng trầm với nhiều biến cố xảy ra và được chia thành như sau:

Thời kỳ các vương quốc cổ

Đầu tiên, là nước Phù Nam bắt đầu từ thế kỷ I có diện tích lớn bao gồm cả nam Việt Nam, nam Thái Lan (của ngày nay) phân thành các nước nhỏ khác nhau nhưng đều phải phục tùng dưới sự cầm quyền của Phù Nam. Nền văn minh Khmer đã được phát triển rực rỡ trong thời gian này. Sau đó, Phù Nam bị nước Chân Lạp (do người Khmer sáng lập) đánh bại và chấm dứt từ thế kỷ VII.

Năm 707, Campuchia hay Chân Lạp lúc bấy giờ được tách thành hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, chính trị xã hội hỗn loạn trên đường khủng hoảng. Năm 774, vương triều Sailendra thuộc nước Kalinga (Java, Indonesia) tấn công 2 quốc giá trên và khiến cho nhà nước Châp Lạp diệt vong.

Thời kỳ Angkor

Credit: cambodiadaily

Đầu thế kỷ thứ 9, vương triều Sailendra suy yếu, người Chân Lạp đấu tranh thống nhất lại Campuchia bắt đầu trở thành một đế chế hùng mạnh ở Đông Nam Á – đế quốc Khmer với vị vua là Jayavarman II được người dân tôn sùng như vị “Chúa tể”. Đời cháu – Yasovarman I cai trị từ 889-900 dời kinh đô và đặt tên là Yasohadrapura tức là Angkor. Lúc này, Đế quốc Khmer vì thế còn được gọi là vương quốc Angkor,.

Năm 944 Rajendravarman II điều này chứng minh sự thống nhất của 2 dòng tộc Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Tuy nhiên, do vẫn còn nhiều mâu thuẫn nên năm 1002, ở Angkor Jayaviravarman II lên ngôi tại miền Nam, trong khi tại miền Bắc Sae Mun Suryavarman I cũng xưng vua. Năm 1010, vua Suryavarman I đã lật đổ vua phía Nam rồi làm vua cả hai miền. Đến năm 1082, vua Jayavarman VI  ở Sae Mun lật đổ vua ở Angkor và cai trị vương quốc từ 1082 đến 1107. Tới thời Suryavarman II (1113-1150) lãnh thổ Chân Lạp được mở rộng trung và hạ lưu sông Chao Phraya (thuộc Thái Lan) và cao nguyên Khorat. Cũng thời này vua Suryavarman II đã cho tiến hành xây dựng Angkor Wat thể hiện sức mạnh của vương triều.

Thời kỳ Angkor suy yếu

Sau khi vị vua này qua đời thì năm 1165, Tyavarman, cướp ngôi và đế quốc Angkor suy yếu từ đó và bị người Chăm tấn công. 16 năm sau Jayavarman VII tập hợp lực lượng đánh bại Chămpa và lên ngôi vua, thời kỳ này, vương quốc Angkor phát triển cực thịnh. Năm 1190, Champa trở thành một tỉnh của Chân Lạp, lãnh thổ mở rộng đến cả Haripunjaya gần biên giới Miến Điện-Thái Lan và bán đảo Malaya. Ngoài kinh đô mới là Angkor Thom vương quốc này còn có 23 tỉnh lỵ khác.

Credit: Pxhere

Sau khi Jayavarman VII mất, Indravarman II đã lên thay thế ông sau năm 1201 và cai trị tới 1243. Thời kỳ này, cuộc giao tranh giữa Đế quốc Khmer với các nước khác trong khu vực(Chămpa, Đại Việt) không còn nữa thậm chí rút quân khỏi Chămpa.  Rồi 200 năm sau đó, người Thái nổi dậy và trở thành đối thủ chính. Trị vì lúc này là Jayavarman VIII nhưng chống lại đạo Phật đi theo đạo Hindu rồi bị lật đổ năm 1295 vì Srindravarman con rể chiếm ngôi và đi theo Phật giáo Theravada nhưng rồi quốc gia suy yếu dần. Và năm 1432, Angkor thất thủ trước quân Thái.

Vua Ang Chan I chuyển kinh đô về Longvek sau đó Thái lại tấn công, vua Satha chạy trốn đến 1598, bị sát hại. Năm 1618 vua Chey Chettha II lập thủ đô tại năm 1618, bị tấn công bởi quân Xiêm và Đàng Trong (Việt Nam) nên bị suy yếu bị người Thái tiếp tục xâm lấn và sát nhập các tỉnh Battambang, Siem Reap vào lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, năm 1863 đã dần lấy lại phần lãnh thổ Battambang, Siem Reap từ Xiêm La.

Thời kỳ thuộc địa Pháp

Năm 1863, Campuchia dần rơi vào quyền cai trị của Pháp khi vua Norodom ký một hiệp ước với Pháp để thành lập một chính quyền bảo hộ trên toàn vương quốc để thoát khỏi Xiêm La. Rồi đến lượt Sihanouk khiến cho quân Pháp miễn cưỡng bằng lòng trao lại chủ quyền cho ông và tuyên bố rằng công việc đòi độc lập đã hoàn thành và thắng lợi trở về Phnôm Pênh.

Ông xây dựng nên chính quyền độc lập và đứng vị trí trung lập nhưng tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khối xã hội chủ nghĩa, nhận viện trợ to lớn từ Liên Xô và Trung Quốc, giúp đỡ từ quân Giải Phóng Việt Nam. Một số vùng đất của Cam làm căn cứ Việt Cộng, từ vị thế trung lập Campuchia bị lôi kéo vào cuộc Chiến tranh Việt Nam. Trong suốt thập kỷ 1960, chính trị trong nước Campuchia bị chia rẽ. Khmer Rouge – “Khmer đỏ” nổi dậy giai đoạn 1968 và 1969 và Hoàng tử Sihanouk đi ra nước ngoài để chăm sóc sức khoẻ từ tháng 1 năm 1970.

Thời kỳ Cộng hòa Khmer

Tháng 3/1970,  tướng Lon Nol lật đổ hoàng tử Sihanouk và nắm lấy quyền lực, 10,/1973 chế độ quân chủ ở Campuchia bị bãi bỏ và đổi tên nước là Cộng hòa Khmer.

Năm 1972, on Nol trở thành tổng thống, tình trạng tham nhũng tràn lan làm suy yếu chính quyền hành chính và quân đội. Chính quyền này đã bị lật đổ bởi những người theo đường lối cộng sản cực đoan là Khmer Đỏ, được Bắc Kinh giúp đỡ, trong năm 1975.

Thời kỳ Campuchia Dân chủ

Credit: Sjoberg / AFP / Getty Images

Pol Pot lãnh đạo nắm được chính quyền vào năm 1975, thành lập nước “Campuchia Dân chủ”, chiếm thủ đô Phnom Penh và bắt đầu lùa dân ra khỏi thành thị vào tháng 10 năm 1974, Phnom Penh trở thành một thành phố chết – không có cư dân sinh sống.

Trong thời gian này tiền tệ bị xoá bỏ và Khmer Đỏ thực hiện triệt để chính sách “tự cung tự cấp” – bài phương Tây và “quyết tâm xây dựng Xã hội Chủ nghĩa trong vòng 6 tháng” có 1,7 triệu người đã chết trong khoảng thời gian 4 năm cải tạo xã hội của Khmer Đỏ. Cuối năm 1978 sau khi chính quyền Pol Pot đem quân tấn công biên giới và giết hại thường dân Việt Nam, Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ năm 1978.

Cộng hòa Nhân dân Campuchia

Được sự hậu thuẫn Việt Nam hậu thuẫn, ngày 8/1.1979 nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia thành lập do Heng Samrin làm chủ tịch đã được thành lập, năm 1981, Cộng hòa Nhân dân Campuchia tổ chức bầu quốc hội và ban hành hiến pháp.

Việt Nam đã rút quân ra khỏi Campuchia trước kế hoạch (1990) và chính phủ tại Phnom Penh chấp nhận đàm phán với Chính phủ Liên hiệp Dân chủ Campuchia. Năm 1993, Hoàng thân Sihanouk trở về lại nắm quyền đất nước, Khmer tiếp tục chống đối. Tội ác của các quan chức cao cấp Khmer Đỏ xét xử tại tòa án năm 2008.

Credit: BBC

Tháng 5 năm 1993, cuộc Tổng tuyển cử tự do được Liên Hợp Quốc đứng ra tổ chức, đã thỏa thuận được cơ cấu phân chia quyền lực. Đến tháng 9 năm 1993, Quốc hội và Chính phủ mới được thành lập lấy tên nước là Vương quốc Campuchia. Đứng đầu nhà nước là Quốc vương Norodom Sihanuk. Các cuộc kình địch giữa các phe phái lại tiếp diễn,  Husen tiến hành đảo chính giành chính quyền, hoàng thân Ranariddh bị phế truất và Hun Sen trở thành Thủ tướng duy nhất. Và cuộc bầu cử năm 2018, Husen đã chiến thắng và tiếp tục cương vị này. Với chế độ quân chủ lập hiến, Campuchia đã thu được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và quan hệ đối ngoại.

Con người Campuchia yên bình

Dân số Campuchia hiện nay là 16 triệu người, thành phần dân cư khá đồng nhất, với 90% số dân là người Khmer. 10%của số dân còn lại là người Việt di cư, người Chàm và người Thượng. Có 95% dân số theo tôn giáo Phật giáo Theravada – Phật giáo nguyên thủy, số dân còn lại đi theo Phật giáo Đại thừa Bắc tông, Hồi giáo và đạo Bà la, Ki-tô giáo…

Tiếng Khmer là ngôn ngữ chính của người Campuchia. Người Khmer rất chân thật, họ có đức tính kiên nhẫn, chịu đựng khó khăn trong mọi việc. Bên cạnh đó, đa phần người dân nước này không thích chốn đông người ồn áo náo nhiệt mà thích cuộc sống yên bình hơn. Với người Campuchia, bạn cũng lưu ý đến nhà, trước khi bước vào nhà của họ phải nhớ phần cửa bên trái là dành cho người lớn tuổi, phía bên phải ưu tiên cho trẻ em.

Xem thêm: Top khách sạn giá rẻ ở Campuchia cho chuyến du lịch của bạn

Nét văn hóa chào hỏi

Credit: voacambodia

Văn hóa chào hỏi của người Campuchia khá đặc biệt và được gọi là sompiah, khi chào hỏi nhau người ta chắp hai tay vào nhau và để ở trước ngực và cúi đầu nhẹ. Người Campuchia quan niệm rằng, nếu xoa đầu trẻ em là sự thất lễ bởi vì đầu trẻ là nơi linh thiêng không được ai chạm vào ngoài trừ cha mẹ các em. Họ không sử dụng tay trái để đưa đồ vật, đồ ăn, kể cả tiền bạn…cho người khác, họ quan niệm bàn tay trái là bàn tay không sạch sẽ. Người Campuchia rất chăm đi chùa, khi đi chùa họ thường cởi nón, dép…để bên ngoài trước khi vào chùa hay đền thờ. Đạo Phật, đạo Hindu và tín ngưỡng tôn giáo đều có sự ảnh hưởng lớn đến việc trang trí cho công trình kiến trúc vĩ đại của Campuchia.

Sampot truyền thống đặc trưng

Credit: cambodianclothes

Trang phục truyền thống của người Campuchia là Sampot – trang phục truyền thống của quốc gia này. Về cơ bản trang phục này vốn là tấm vải dài hình chữ nhật thường được làm bằng lụa, quần ngang từ chân đến eo, che đi phần bụng rồi buộc chặt lại ở trước bụng còn phần phía trên người, phụ nữ thường dùng tấm vải để che ngang ngực chỉ để lộ phần eo, góp phần khoe khéo vẻ đẹp mỹ miều của người phụ nữ Á Đông. Ở Campuchia, có khoảng 3 loại sampot phổ biến ở đất nước này, chúng chỉ khác nhau ở vài chi tiết thiết kế mà thôi: Sampot Chang Kben, Sampot Phamuong, Sampot Hol …Mặc dù, người Phương Tây đến Campuchia, song những bộ âu phục lại ít được người dân nơi đây đón nhận hay thay thế cho sampot.

Campuchia có nền kiến trúc độc đáo

Kiến trúc của Campuchia độc đáo ảnh hưởng của tín ngưỡng tôn giáo bao gồm Phật giáo và đạo Hindu. Những ngôi đền, chùa chiền, hay bức tường thành,…được hình thành từ thời Khmer cổ đại vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay đặc biệt là quần thể kiến trúc Angkor. Các công trình này được dựng lên với chất liệu gỗ, đá, thạch sa, rơm rạ…được thiết kế với các kiểu đỉnh chóp nhọn, các mặt được chạm trổ hoa văn, các bức phù điêu mô tả cuộc sống thường nhật, các bức tường khắc hình con rắn 9 đầu, vũ nữ dân gian (Ápsara) đang múa, con ngựa, con khỉ, trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.….

Âm nhạc dân tộc

Credit: Narin BI

Nhạc cụ truyền thống Campuchia là các loại nhạc cụ  dây, gõ, hơi, dây và dàn nhạc cổ “Pin Peat” là dàn nhạc cụ chủ yếu làm từ gỗ, tre, nứa, … Vì Phật giáo là tín ngưỡng mà đa số người Campuchia đi theo từ xa xưa nên những điệu nhảy, điệu múa được biểu diễn trong lễ hội cũng mang linh hồn hơi thở của tôn giáo này.

Hiện nay, nghệ thuật múa Lakhon Khoal – múa kịch mặt nạ được thực hiện trên nền nhạc cổ, với những động tác khỏe khoắn mang lại cảm giác hùng dũng mà rất tình cảm và điệu múa cổ truyền được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Rồi điệu múa cổ điển Apsara, được các thiếu nữ thể hiện với những động tác, mềm mại, dịu dàng thể hiện nét thanh nữ, cao quý của người con gái.

Hương vị dân tộc 

Credit: Eng Hooi Sim

Hương vị món ăn của quốc gia này được người dân pha trộn nhiều loại gia vị khác nhau theo công thức gia truyền từ thời Khmer cổ đại Nhục đậu khấu, gừng, nghệ, quế, hồi, đinh hương…khiến thực khách phải mê mẩn.

Ngoài cơm là thành phần chính trong bữa ăn còn có thêm món súp, các món khác với các hương vị khác nhau: ngọt, chua, cay, đắng…Campuchia hội tụ sông, núi, biển… góp phần tạo cho nền ẩm thực của đất nước này sự phong phú vừa pha lẫn một chút của ẩm thực Thái, vừa có nét tương đồng với ẩm thực Việt Nam, song hương vị món ăn của Campuchia vẫn mang hương vị riêng, đặc biệt không lẫn vào đâu được.

Một số món ngon hấp dẫn nhất định phải nếm thử như: Bok-lo-hong món salad đặc trưng của Campuchia (thịt thái, đu đủ, tỏi, ớt tươi, cà phê, bột me, đường, mắm tôm, đậu đũa, cà chua, chanh, nước mắm, đậu phộng rang…), Bún Num-bo-choc (cá lóc, mắm bò hóc, trái chúc (giống trái chanh dây nhưng có mùi vị khác), ngãi bún (có mùi giống củ riềng), Khmer red curry – ​Cà ri Khmer đỏ, cá rán, ăn kèm với cari, cua rán, …

Đặc biệt, tại Campuchia còn có một số món ăn mà mà thực khách có thể sợ mà không dám thử, đó là món ăn chế biến từ côn trùng. Xuất phát từ sở thích ăn côn trùng nên người Campuchia tạo nên các món ăn từ chúng: ế, châu chấu, kiến, nhện,…Tuy nhiên, nếu ăn thử một lần các bạn cũng sẽ thích bởi hương vị khá đậm đà và béo ngậy…

Top 8 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Campuchia

Ngành du lịch Campuchia phát triển khởi sắc trong nhiều thập niên trở lại với những điểm đến như: Đảo Korong, biển Shihanoukville, …cùng nhiều di tích lịch sử danh tiếng: Angkor, cung điện hoàng gia – Chùa Bạc,…. được du khách thập phương quan tâm và tìm đến chiêm khám phá. Và 8 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Campuchia, sẽ giúp các bạn có được trãi nghiệm thú vị trong chuyến du lịch này.

Xem thêm: 10 địa điểm tham quan du lịch Campuchia không nên bỏ qua

1.Thủ đô Phnôm Pênh

Credit: Axel Drainville

Là thành phố lớn và đông dân nhất cả nước, diện tích 678,46 km2, từng là kinh đô của Campuchia dưới thời vua Ponhea Yat khoảng thế kỷ 15. Đến với thủ đô này, du khách có thể ghé thăm Tượng đài Độc Lập gồm 5 tầng, trang trí trên mỗi tầng là tượng rắn Naga 9 đầu. Rồi ghé thăm ngôi chùa Wat nơi thờ tự nhà vua Ponhea Yat… Các công trình kiến trúc thành phố Phnôm Pênh mang đậm dấu ấn giao thoa giữa kiến trúc Khmer và Pháp.

Để dạo quanh vòng thành phố các bạn có thể đi bằng xe tuk tuk ( phương tiện đi lại 3 bánh, có mái che) thích hợp với chặng đường di chuyển ngắn. Để mua sắm các bạn có thể ghé đến khu chợ Center Market. Hoặc du khách bạn có thể ngắm hoàng hôn trên sông Mekong để tâm hồn trở nên thư thái hơn. Ẩm thực đường phố là trãi nghiệm thú vị khi đến thành phố với những món ngon mang hương vị độc đáo, Num Pang –món bánh mì bên trong có thịt lợn, bơ, pate, sốt mayonaire, ớt cay, món nom banh chok – mì sợi ăn kèm rau chuối, nước lèo, giá đỗ, Num Plae Ai – bánh gao nhân caramen đường thốt nốt phủ lớp cơm dừa, …

2. Cung điện Hoàng gia – Chùa Bạc

Credit: Chiara Abbate

Cung điện này được xây dựng từ năm 1866, là tổ hợp các tòa nhà của hoàng cung kể cả Chùa Bạc. Phong cách kiến trúc chủ đạo của tổ hợp công trình này là kiểu kiến trúc truyền thống bao gồm tháp mái nhọn đặc trưng, Hoàng cung có các hạng mục: Phòng khánh tiết, Sân khấu Chanchhaya, Hor Samran Phirun (điện nghỉ), Điện Phochani, Điện Napoleon, Damnak Chan – nơi làm việc của hoàng cung.

Trong đó, Điện Napoleon xây năm 1876, nổi bật với lối kiến trúc xây dựng mang đậm kiến trúc Châu Âu. Sau đó là vườn hoa trồng nhiều loại cây cảnh, loài hoa quý và được cắt tỉa vô cùng đẹp mắt cây Sala, bò cạp vàng và cây si lớn trên trăm tuổi. Tất cả được được chăm chút một cách chỉn chu, sạch sẽ và sang trọng. Tại khu vực sân lớn còn có cả có hàng nghìn con chim bồ câu.

Chùa Bạc cái tên gọi của nó xuất phát từ những đồ vật trang trí hiện diện trong chùa, nền chùa lát gạch làm từ bạc khoảng 5.329 viên, bức tượng Phật bằng vàng nguyên chất và trên thân tượng được trang trí khoảng hơn 2.086 viên kim cương, trong đó có viên ngọc quý  ngọc lục bảo cùng hàng ngàn bức tượng Phật lớn nhỏ khác cũng được làm từ vàng, bạc, đồng… Các công trình trong chùa gồm có: Dhammasala- nơi tiếp đón khách, Keong Preah Bat – Ngọn tháp, Thư viện, Đồi Mondop, Bức tượng vua Norodom, Lăng mộ một số vị vua và tháp chuông chùa

3. Đền Bayon

Credit: Aditya Karnad

Thuộc quần thể đền Angkor Thom do vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 12. Kiến trúc của ngôi đền này mang phong cách đặc biệt thuộc trường phái trường phái Baroque – kiến trúc Phục hưng. Gồm 3 tầng nhưng hiện có nhiểu phần bị đổ nát gạch, đá vương vãi khắp nơi, nhưng vào bên trong bạn mới biết được sự hoành tráng và huyền bí của nó khiến bạn vô cùng ngạc nhiên.

Ở 2 tầng dưới có hình vuông được trang trí bằng những bức phù điêu, còn tầng 3 có dạng hình tròn, với kiểu tháp trang trí mặt đá có hình khuôn mặt. Có đến 11 ngàn bức phù điêu chạm khắc trên tường đá với chiều dài 1200m, thể hiện sự kiện lịch sử, các trận chiến vua Jayavarman VII và cuộc sống của người dân thời đó. Lịch sử cũng cho thấy để xây dựng ngôi chùa này, đã làm cho tài chính cạn kiệt, huy động 4000 nghìn công nhân làm việc suốt 8 năm và 1000 thợ điêu khắc làm việc suốt 12 năm ròng rã.

4. Công viên khảo cổ Angkor

Credit: Flip Nomad

Quần thể Angkor thuộc tỉnh Xiêm Riệp nằm về phía Bắc Campuchia, do vua Suriya-warman II xây dựng, quần thể đền này lúc đầu thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo rồi thờ Phật khi Phật giáo được tín ngưỡng ở các vị vua sau đó. Toàn bộ diện tích quần thể chiếm khoảng 200 ha, gồm 4 tầng nền, hình dạng tháp và nơi cao nhất là đỉnh tháp có độ cao 65m. Tuy nhiên, vào thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng…

Mãi đến giữa thế kỷ XIX mới được khám phá lại. Khu đền chính bao gồm 398 gian trên trần phòng, hành lang, các lan can… đều được chạm khắc trực tiếp trên mặt đá. Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, cách thiết kế, bài trí khá cân đối. Để đi vào đền bạn sẽ theo lối cửa chính ở hướng Tây. Sau khi được phục chế, tu bổ quần thể Angkor hiện đang là điểm đến cực kỳ thu hút ở Campuchia.

5.Thành phố Sihanoukville

Credit: Damien @ Flickr

Thành phố trẻ này được đặt theo tên của vị hoàng thân của Campuchia – vua Norodom Sihanouk (1941-1955, 1993-2004) thành phố tọa lạc trên những ngọn đồi của Vịnh Thái Lan nên có nhiều bãi biển tuyệt đẹp với những bãi cát trắng mịn màng, trong đó có Victory, Serendipity hay Otres là những bãi biển thanh bình và có nhiều bộ môn thể thao dưới nước như chèo thuyền kayak,  lướt ván, dù lượn, theo thuyền đi câu cá, lặn ngắm san hô, bóng hay chuyền bãi biễn.

Hay đến đến bãi Victory …để ngắm hoàng hôn trên biển, rất lãng mạn và thư giãn. Sihanoukville còn là thành phố cảng sầm uất của Campuchia, nền kinh tế phát triển khá năng động. Ngoài những bãi biển đẹp, du khách còn có thể đến thăm một số hòn đảo như:  Koh Russei, Koh Rong Saloem.. và đừng quên thưởng thức các món hải sản tươi ngon nhất ở nơi này.

6. Thành phố Kampot

Credit: James Antrobus

Nằm về phía Nam của nước Campuchia, thành phố xinh đẹp có dòng sông cùng tên chảy qua. Đất đai ở đây màu mỡ và trù phú nên Kamp nổi tiếng với loại nông sản chính là hồ tiêu. Đến đây du khách có thể ghé thăm những nông trại hồ tiêu bậc nhất ở Campuchia, chinh phục dãy núi hùng vỹ Damrei, lên núi Bokor  khám phá thành phố ma – Bokor Hill Station – khu vực bị bỏ hoang từ những năm 1970.

Khám phá và chiêm ngưỡng những thác nước réo rắt cũng như thuyền bè trên sông. Đặc biệt, hang động Kompong Trach là một trong những tài tích xưa của người Khmer cổ và thăm đảo Koh Thonsáy. Tại đây, du khách thuê xe đạp dạo quanh những ngọn đồi và thưởng thức các món đặc sản địa phương như món cà ri cua

7. Đảo Koh Rong

Credit: Ivo Posthumus

Koh Rong hòn đảo xinh đẹp nằm ở tỉnh Sihanoukville vương quốc Campuchia là hòn đảo lớn thứ 2 và bạn phải đi tàu để đến được đây. Vẻ đẹp hoang sơ mà vô cùng cuốn hút với làn nước xanh ngọc bích, trong vắt có thể chạm đáy cùng dải cát vàng mịn màng trãi dài miên man.

Sau khi thỏa thích với hoạt động tắm biển, nghỉ ngơi thư giãn du khách có thể thử sức với những trò chơi trên biển: trekking xuyên rừng, nhảy tàu,  đi thuyền snorkeling, chèo thuyền kayak, câu cá, đặc biệt còn có cả thú vui ngắm plankton (sinh vật phù du) phát sáng ….Những hoạt động về đêm trên đảo cũng hấp dẫn bởi bầu không khí náo nhiệt và sôi động. Ngoài món ăn của người Khmer, bạn hãy thưởng thức thêm ly bia Angkor tăng thêm hương vị của chúng nhé!

8. Cánh đồng chết – Choeung Ek

Credit: shankar s.

Nơi đây ghi lại dấu ấn về một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử Campuchia, tội ác diệt chủng của bọn Polpot – Khmer Đỏ. Có khoảng 20.000 người đã bị sát hại ở cánh đồng này và những ngôi mộ được đặt tên:  Mộ 100 trẻ sơ sinh và mẹ”, “Mộ nhiều xác nhất với 450 xác”, “Mộ 166 người không đầu”, “Mộ 87 người mất tay, chân” …khiến du khách không khỏi rùng mình, đau xót cho những nạn nhân xấu số…..Nơi đây cũng trưng bày những vật dụng để tra tấn, giết người một cách dã man…nhà giam Tuol Sleng trở thành bảo tàng trưng bày tất cả những tội ác này của Khmer Đỏ…

Giờ thì, Vương quốc Campuchia sẽ không còn là nơi xa lạ, huyền bí đối với mọi người nữa rồi phải không nào? Mùa hè này hãy lên lịch trình khám phá những nét đẹp về văn hóa truyền thống, những công trình, di tích tuyệt đẹp với phong cách kiến trúc Khmer độc đáo, điểm du lịch nổi tiếng của quốc gia này nhé!

Trang Quynh

Bạn có tin có người mặc định sinh ra chỉ để đi du lịch không? Riêng mình thì không tin, nhưng mình chọn du lịch làm sở thích chính của mình đơn giản vì mình thích du lịch, bạn có giống mình không?

Recent Posts

9 ĐỊA ĐIỂM DU XUÂN PHẢI TỚI ĐỂ CHIÊM NGƯỠNG HOA NỞ Ở TỈNH GANGWON

Hãy để những bông hoa xinh đẹp của mùa xuân ở Gangwon đánh cắp trái…

3 years ago

Cẩm nang du lịch tối ưu cho một kỳ nghỉ ngắn ngày sau Covid-19 tại Việt Nam!

Đại dịch coronavirus đã đưa ngành du lịch rơi vào tình trạng bế tắc. Với…

4 years ago

Cẩm nang du lịch Okinawa – thiên đường bí ẩn của Nhật Bản

Khi nghĩ đến Nhật Bản, tôi nhớ ngay đến cảnh đô thị náo nhiệt -…

4 years ago

15 món quà lưu niệm Okinawa thú vị mà bạn nhất định phải săn về nhà

Khi ngồi xuống viết danh sách những món quà lưu niệm Okinawa, trong đầu tôi…

4 years ago

18 Chợ Đường Phố Hong Kong Nhất Định Phải Đến

Hong Kong là thành phố nổi tiếng bởi vẻ hiện đại nhưng đồng thời gắn…

4 years ago

FlixBus: Đánh giá những điểm tốt và hạn chế

Nếu bạn chuẩn bị đến châu Âu, tôi chắc rằng đa số bạn bè của…

4 years ago