Categories: Đông Nam ÁLào

Cẩm nang du lịch Lào – cùng đi và khám phá tất tần tật đất nước Triệu voi

Lào hay còn gọi nước hoa Chăm pa – tại sao Lào có tên gọi đẹp đến như vậy hãy thực hiện chuyến đi đến với đất Lào – quốc gia có nhiều điểm đến nổi tiếng và hấp dẫn với những địa danh như: Tháp Pha That Luang, Cánh đồng Chum, hang động Pak Ou… Nào bây giờ các bạn hãy cùng chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình mang tên du lịch để tìm hiểu và khám phá đầy đủ nhất về đất nước lịch sử, con người và nền văn hóa đặc sắc ngàn năm được giữ gìn đến nay! Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn ngay sau đây về đất nước Triệu Voi sẽ là cẩm nang cho chuyến ngao du đến với Lào thêm ý nghĩa.

Lịch sử của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Lào nằm trong khu vực Đông Nam Á, giáp với Trung Quốc, Mianma, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, nằm hoàn toàn trong lục địa không tiếp giáp với biển với diện tích 236.800 km2 rừng núi chiếm ¾ diện tích. Lào có 17 tỉnh và thành phố với khoảng 7 triệu dân, bao gồm 49 dân tộc anh em được phân chia theo 4 nhóm ngôn ngữ và tín ngưỡng của người Lào là tôn giáo Phật giáo. Quá trình lịch sử của Lào gồm các thời kỳ như sau:

Thời kỳ đầu tiên

Credit: kids.nationalgeographic

Người Lào –  nhóm người sử dụng hệ ngôn ngữ Tai-Kadai thành lập ra vương quốc hùng mạnh gọi là Nam Chiếu (phía Tây Nam Trung quốc thế kỷ thứ 8), cùng với sự di cư mạnh mẽ của người Thái nhất là từ khi quân Nguyên Mông (Mông Cổ từ thế kỷ thứ 13) xâm chiếm Nam Trung hoa. Sự kết hợp của họ dần dần chiếm lĩnh địa bàn của các bộ lạc thổ dân bản địa người Lào vốn đã sống từ thế kỷ 5.

Từ các thế kỷ 12 và 13, người Thái thiết lập lãnh địa Muang Swa (Luang Prabang) để cai trị và phân chia thành nhiều nhóm ngôn ngữ, Và đến khi người Lào cai trị được phân thành:  Lào-Lum (thuộc vùng trũng của châu thổ), Lào-Thoeng (thuộc vùng sườn núi dốc) và Lào-Sūng (thuộc vùng trên đỉnh núi). Vị lãnh đạo đầu tiên – Khun Lô đã chinh phục Luang Phrabāng nhưng đến năm 1253 người Mông Cổ đến xâm chiếm vùng đất này.

Thời kỳ vương quốc Lan Xang

Hoàng tử Lào Fā Ngum sống lưu vong tại Đế quốc Khmer từ nhỏ và kết hôn với công chúa con của vua Khmer. Năm 1349,  Fā Ngum đã chỉ huy quân đội 10.000 lính giành lại Xieng Dong Xieng Thong (tức là Muang Sua sau khi Lào chiếm lại từ đế quốc Khmer – là vương quốc đầu tiên được các bộ lạc người Lào thành lập) từ tay cha và anh trai.

Sau đó ông được tôn lên làm vua của nước Vạn Tượng đóng đô tại Viêng Chăn – nơi Fā Ngum giành chiến thắng trong trận chiến trận Phay Nam năm 1354. Lúc này, đất nước Vạn Tượng là quốc gia lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ có diện tích trải dài từ biên giới phía Bắc của Trung Quốc tới Sambor, sông Mê Kông, đảo Khong và từ phía Đông là biên giới với Đại Việt tới cao nguyên Khorat.

Thời kỳ khủng hoảng

Nhánh Lạt ma giáo (cũng là tôn giáo Phật giáo mag mà Fā Ngum hướng theo) với nhánh Phật giáo Tiểu thừa (Theravada) truyền thống của nhân dân.

Mẫu thuẫn bắt đầu từ  năm 1362 – 1368, và Fā Ngum thực hiện các cuộc trấn áp khốc liệt nhằm độc tôn tín ngưỡng của mình và phá hủy nhiều chùa chiền. Năm 1368, người vợ gốc Khmer của Fā Ngum chết thì cưới con gái của vua Ayutthaya và bà là người có những ảnh hưởng tới các cố gắng kiến lập hòa bình. Năm 1373, Fā Ngum phải rút về Muang Nan (nay thuộc tỉnh Nan của Thái Lan) do sự oán hận của người dân. Con trai của ông, Oun Heuan lấy niên hiệu Samsenethai (nghĩa là 300.000 người Thái) đã quay trở lại và nhiếp chính cho vương quốc Vạn Tượng.

Năm 1393 Fā Ngum chết  đã kết thúc hoàn toàn vai trò chúa tể của người Mông Cô tại vùng trung lưu vực sông Mê Kông. Từ đây, Samsenthai và toàn bộ các vị vua tiếp theo của Vạn Tượng (Lào) đều đóng vai trò vua là quốc gia chư hầu cho vương quốc Ayutthaya. Và vương quốc người Lào tồn tại trong vòng khoảng 300 năm nữa. Sau đó con cháu của Fā Ngum trị vì đã đổi tên Muang Sua thành Luang Phrabang và nền độc lập của Vạn Tượng được duy trì khoảng 600 năm cho đến cuối thế kỷ 17. Đồng thời,  công tác bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ được các vị vua của đất nước Vạn Tượng thực hiện đẩy lui các cuộc xâm lấn từ phía Đại Việt (1478-1479), Xiêm La (1536), và Myanma (1571-1621).

Thời kỳ bị chia cắt 1964 -1802

Năm 1694, Vạn Tượng bắt đầu đi giai đoạn suy tàn do sự tranh giành ngôi báu. Năm 1707 Lan Xang bị cắt chia thành ba quốc gia: Quốc gia lớn nhất Luang Prabang ở phía Bắc, Vientiane ở giữa, và Champasak ở phía Nam. Riêng khu vực tỉnh Houaphan bị sáp nhập vào Đại Việt cuối thế kỷ 15. Năm 1763, cuộc xâm lăng lớn nhất của người Miến Điện đã diễn ra và đều bị chinh phục. Năm 1767, vương quốc Ayutthaya sụp đổ. Tuy nhiên, người Thái dưới sự chỉ huy Taksin đã tổ chức kháng chiến, chống lại người Miến Điện và lập ra một thủ đô mới ở Bangkok, tấn công người Miến Điện ở phía bắc năm 1774 và chiếm Chiềng Mai năm 1776.

Năm 1778, Tướng Chakri của Xiêm các vương quốc Lào trở thành các chư hầu của Xiêm, bị kiểm soát bởi quốc gia này người Lào bị cướp bóc, lưu đày sang đất Xiêm. Một số mường Lào ở miền núi phía Đông vẫn tiếp tục cống nạp cho triều đình Việt Nam (tại Huế). Từ sau năm 1785, với chiến thắng của quân Tây Sơn ở Việt Nam, đánh bại Xiêm ở trận Rạch Gầm-Xoài Mút, sự kiểm soát của Xiêm đối với các vương quốc Lào được nới lỏng. Dần dần các vương quốc Lào cũng dần trở thành các vương quốc chư hầu của Việt Nam. Năm 1802, quân nhà Nguyễn tấn công Viêng Chăn và kiểm soát vùng Bắc Lào.

Lào giai đoạn 1804 – 1827

Năm 1804 vua Ānuvong ở vương quốc Viêng Chăn lên ngôi bắt tay xây dựng lại sức mạnh đất nước, Ānuvong là vị vua Lào tiên phong yêu nước, kêu gọi sự đoàn kết thống nhất các bộ tộc Lào. Nhưng vua Luang Phrabāng liên kết với người Xiêm, huy động quân đội phản công.

Năm 1827, quân Lào thua trận chiến quyết định ở phía nam Viêng Chăn. Ānuvongbị bắt và chết trong tù tại Bangkok. Vương quốc Viêng Chăn bị tiêu diệt hoàn toàn và trở thành một tỉnh của Xiêm. Giữa thế kỷ 19, Vua Luang Phrabāng vẫn cống nạp cho các nước Trung Quốc, Việt Nam và Xiêm, Lào bị Bangkok cai trị và đàn áp trực tiếp nên dân cư Lào trở nên thưa thớt hẳn cho nên Xiêm thực hiện chính sách nhập cư: Trung Quốc và Việt Nam và trở thành một vùng phụ thuộc của vương quốc Xiêm.

Lào là thuộc địa Pháp thuộc

Sau đó chủ nghĩa thực dân châu Âu tại vùng Đông Nam Á,  Pháp nhận quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Việt Nam với Hiệp ước năm 1883 với vua Tự Đức. Theo đó, Pháp có quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Lào vốn đã phụ thuộc hoặc đã từng phụ thuộc triều đình Huế. Auguste Pavie -Người Pháp (1847-1925) được bổ nhiệm làm phó lãnh sự ở Luang Phrabāng vào năm 1886 là một học giả có tình cảm thực sự với các dân tộc ở Đông Dương, ông cho rằng cần giải phóng Lào khỏi tình trạng tách biệt và chế độ phong kiến bằng cách du nhập vào đó các tư tưởng Pháp. Ông Pavie đã tổ chức phòng thủ thành phố và cứu nguy cho vị vua già Unkham và ông đề nghị nước Pháp đứng ra bảo hộ thay cho nước Xiêm.

Năm 1892 Pavie được chỉ định làm Tổng lãnh sự Pháp ở Bangkok, và yêu cầu người Xiêm chấp nhận “những nhà buôn” Pháp tại các thành phố lớn của Lào, từ Luang Phrabāng đến Stung Treng. mhưng người Xiêm gấp rút đưa quân và các quan cai trị vào trong lãnh thổ Lào. Tháng 7 năm 1893 những xung đột nhỏ tại biên giới dẫn tới một xung đột vũ trang, Xiêm đầu hàng, và Pháp lập lên một chế độ bảo hộ trên toàn vùng phía Đông Mê Kông. Năm 1904 lại có xung đột xảy ra, Xiêm buộc phải lùi bước, nhượng lại hai vùng đất phía Tây sông Mê Kông là Xainaburī ở phía Bắc và Champāsak ở Phía nam. Còn Pháp cắt Stung Treng khỏi Lào để nhập vào Campuchia.

Thời kỳ thuộc địa của Pháp

Trong 50 năm sau đó, người Pháp xem Lào là vùng tù túng bên trong liên bang Đông Dương của Pháp. Luang Phrabāng và bị cai quản bởi các công sứ Pháp. Phần còn lại của đất nước ban đầu được chia làm hai vùng, Thượng Lào và Hạ Lào, mỗi vùng được một sĩ quan chỉ huy, và đóng đô tại Luang Phrabāng và Pākxē. Sau đó nước này được chia thành mười một tỉnh, mỗi tỉnh có một vị công sứ người Pháp.

Để lập lại trật tự, một quân đội địa phương gồm quân Lào và Việt Nam dưới sự chỉ huy của sĩ quan Pháp bãi bỏ chế độ nô lệ và chế độ quan liêu…… Các thương nhân Trung Quốc và Việt nam đưa vào Lào hồi sinh thương nghiệp. Người Pháp nắm lấy quyền thu thuế. Nông nghiệp và thương mại phục hồi nhưng phát triển kinh tế vẫn còn chậm chạp. Hơn 90% người Lào vẫn là nông dân làm chỉ đủ nộp thuế. Văn hóa, giáo dục được dần hình thành và phục hồi nhưng khá chậm chạp. Trường trung học đầu tiên ở Viêng Chăn mãi tới năm 1921 mới mở cửa, và chỉ trong thập kỷ 1930 những sinh viên Lào mới được tiếp cận với giáo dục ở mức cao hơn….

Lào trong thế chiến thứ 2

Trong thế chiến 2, Pháp sụp đổ trước cuộc tấn công của Đức Phát xít, Lào lo khả năng bảo vệ họ của Pháp đối với Xiêm, dẫn tới việc thành lập tổ chức quốc gia Lào đầu tiên, do Phetxarāt lãnh đạo và các viên chức Pháp ủng hộ, viết ra quốc ca Lào hiện nay và thiết kế ra lá cờ Lào bây giờ. Năm 1944, đưa Charles de Gaulle lên nắm quyền chấm dứt đồng minh giữa Nhật và hành chính Pháp ở Đông Dương.

Cuối năm 1944 đầu 1945 Nhật thực hiện một cuộc đảo chính ở Hà Nội chiếm Viêng Chăn  và Luang Phrabāng, đất nước trong tình trạng hỗn loạn xảy ra nội chiến. Tháng 8 năm 1945, khi đất nước bị tan rã ra Nhật bất ngờ đầu hàng đồng minh. Những người quốc gia Lào tuyên bố độc lập, nhưng đến năm 1946, quân Pháp lại tái chiếm nước này và chỉ trao cho họ một số quyền tự trị hạn chế. Pháp chỉ duy trì quyền kiểm soát thực tế cho đến ngày 22 tháng 10 năm 1953, khi Lào độc lập hoàn toàn với chính thể quân chủ lập hiến.

Một hội nghị Genève năm 1961-1962, quy định tính độc lập và trung lập của nước Lào, Lào bị kéo vào Chiến tranh Đông Dương lần hai (1954-1975). Quân đội Nhân dân Việt Nam chuyển quân từ miền Bắc Việt Nam vào miền Nam. Xung đột cũng diễn ra giữa Quân đội quốc gia Lào và lực lượng Pathet Lào với hậu thuẫn là Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Thời kỳ sau 1975 đến nay

Hiệp định hoà bình Paris dẫn tới sự rút quân của Mỹ khỏi Việt Nam, một cuộc ngừng bắn diễn ra giữa Pathet Lào và chính phủ dẫn tới việc thành lập một chính phủ liên minh mới. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Pathet Lào với sự hỗ trợ của Việt Nam đã có thể chiếm toàn bộ quyền lực mà không gặp phải sự trở ngại nào. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được thành lập. Chính phủ mới do Kaysone Phomvihane lãnh đạo áp đặt nền kinh tế tập trung hoá nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Liên Xô thông qua Việt Nam cho tới  năm 1991. Sau đó đảng cộng sản Lào chấm dứt quản lý kinh tế tập trung hoá từ sau Đại hội Đảng 1986

Lào từng bước tiến lên xây dựng nền kinh tế quốc dân vững mạnh theo chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Hiện Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào kiêm Chủ tịch nước Lào đương nhiệm bắt đầu từ năm 2016 là ông Bounnhang Vorachith và giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Lào là ông Thongloun Sisoulith.

Con người và văn hóa Lào

Người Lào

Nếu bạn đã thực sự tiếp xúc với người Lào, bạn sẽ có thiện cảm ngay với họ. Ngay trong từng ánh mặt, cử chỉ, dáng điệu lẫn nụ cười đều thể hiện tính cách hiền hòa, thật thà, dễ mến. Người Lào rất trọng danh dự, trân trọng tình bạn bè và trọng chữ tín. Cách chào hỏi của người Lào khi gặp nhau cũng rất ấn tượng, cử chỉ chắp tay và cúi đầu nhẹ khiến cho người tiếp xúc cảm thấy được sự trân trọng và tôn kính.

Tùy theo đối tượng tiếp xúc mà người Lào thể hiện quy tắc chào hỏi khác nhau, thể hiện sự tế nhị và khéo léo trong cách ứng xử. Với người mới quen, hoặc bạn bè, hai tay sát thân người, các đầu ngón tay áp vào ngang cổ, không quá cằm. Hay với người có địa vị trong xã hội và người lớn tuổi, khi chắp 2 bàn tay áp lại với nhau nhưng phải để ở vị trí thấp hơn so cổ đầu thì cúi nhẹ. Đây cũng là một trong những phong tục đặc sắc của quốc gia này.

Số lượng đền chùa lại có đến 1.400 lớn nhỏ trên khắp đất Lào. Và cũng tín ngưỡng này mà loài hoa sứ/đại hay còn gọi là hoa chăm pa được chọn là quốc hoa của Lào.

Thanh niên nam nữ người Lào thường để tóc ngắn, mặc áo cổ tròn tay ngắn, ở nữ giới còn quấn thêm chiếc khăn bên ngoài. Để phân biệt phụ nữ đã có chồng hoặc chưa có chồng người ta nhìn vào mái tóc của họ, thường tóc búi thẳng hoặc lệch là kiểu tóc của phụ nữ đã lập gia đình.

Ngôn ngữ Lào

Tiếng Lào thuộc Ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai và ảnh hưởng bởi tiếng Phạn. Ngoài ra, xuất phát từ lịch sử của đất nước mà ngôn ngữ Lào và Thái có phần tương tự ở phần danh từ nhưng khác nhau về động từ và tính từ. Nếu như trong tiếng Thái có sử dụng các hậu tố giống cái và giống đực nhưng với tiếng Lào thì không có đặc điểm này.

Đa phần người Lào có thể hiểu và viết được ngôn ngữ của Thái nhưng người Thái có khi lại không đọc được chữ cũng như không hiểu tiếng Lào thậm chí  đặc biệt các khu vực ngoài vùng Isan. Ngoài ra, Lào còn có ngôn ngữ riêng của các dân tộc thiểu số nhưng phổ biến là ngôn ngữ Khmu (của các dân tộc sống các tỉnh phía Bắc Lào- Phongsaly, Bokeo, Lungnamtha, Luang Prabang, Oudomxay) và Hmong (của dân tộc sống ở vùng núi).

Xem thêm: 8 địa điểm du lịch Lào bạn nên đến trong lần đầu tiên

Trang phục người Lào

Trang phục của người Lào đều có nhiều hoa văn, màu sắc phong phủ, tươi tắn như phong cảnh thiên nhiên của núi rừng quê hương của họ. Đối với trang phục truyền thống của người Lào cũng rất ấn tượng, độc đáo. Trang phục dành cho nữ giới được gọi là Sinh và Salong là trang phục dành cho nam giới.

Sinh là một chiếc váy kiểu ống, thường được may bằng lụa và tấm vải này phải được dệt với hoa văn tinh tế và được thêu ren, người ta chú trọng trang trí phần chân váy tạo điểm nhấn khác biệt. Chiếc váy được chia 3 phần, phần thứ nhất gọi là hua sinh đây chính là phần thắt lưng, phuen sinh là thân váy và thiếc sinh là phần đường viền của chân váy. Người Lào thường mặc trang phục truyền thống vào ngày lễ tết, đám cưới…Vào ngày hôn lễ chú rể và cô dâu sẽ mặc bộ đồ truyền thống này và được may bằng vải lụa vàng óng có thêm các chi tiết trang trí bằng vàng.

Văn hóa nghệ thuật Lào

Có thể nói Lào là đất nước của Lễ hội vì hầu như mùa năm trong năm cũng đều tổ chức lễ hội. Đặc sắc nhất là lễ hội té nước hay còn gọi là tết cổ truyền Bunpimay (đón mừng năm mới) được tổ chức vào tháng 4 hàng năm, trong lễ hội này mọi người té nước cho nhau để cầu sự bình yên may mắn, mùa màng tươi tốt… Ngoài ra người Lào còn tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc không kém như:  lễ hội Bun – nghĩa là lễ hội làm phước để nhận được phước, Lễ hội bắn pháo cầu mưa, lễ hội đua thuyền….

Người Lào cũng rất yêu thích văn nghệ, ca múa nhạc…Từ xa xưa họ đã truyền miệng và giữ gìn những làn điệu dân ca về quê hương, đất nước, tình bạn bè, cuộc sống,….rồi cả những điệu múa đặc sắc trong đó phải kể đến điệu múa Lăm Vông với những động tác nhịp nhàng, uyển chuyển,  mang đậm bản sắc truyền thống. Cùng với lời ca điệu múa thì nhạc cụ của người Lào cũng phong phú đều làm từ các loài thực vật: gỗ, tre, nứa hay da của động vật như: Khaen, Ra Nat, Kong (Trống), pin (đàn)….

Ẩm thực Lào

Mỗi món ăn của Lào có hương vị đặc trưng nhờ kết hợp giữa các loại thực phẩm cùng nhiều loại gia vị tự nhiên của quốc gia này. Và cách chế biến các món ăn theo cách đơn giản không cầu kỳ nhưng lại tạo cho mỗi món ăn những hương vị độc đáo. Đến với đất nước này, các bạn dành thời gian thưởng thức một số món ăn ngon: Cơm nếp – món xôi dẻo, thơm ăn kèm với nước chấm và gà nướng và cũng là đặc sản của, món cá Pa Mak Now – cá nước ngọt hấp cùng cam, chanh nên có mùi thơm ngon đặc trưng, Gà nướng Ping Gai – món ăn nổi tiếng trên đất Lào, Khausoy món phở ăn kèm với sốt làm từ thịt heo, cà chua gia vị…

Người Lào đặc biệt thích ăn gạo nếp. Sau khi nấu chín, người ăn sẽ nắm cơm thành từng viên nhỏ, sau đó ăn bốc bằng tay và chấm vào nước chấm riêng. Cách ăn mộc mạc này theo người dân Lào như thế mới cảm nhận được hết hương thơm và vị ngọt tự nhiên của từng hạt gạo. Gạo nếp cũng được coi là một đặc sản Lào.

Danh sách 10 điểm du lịch hấp dẫn tại đất nước hoa Chăm – pa

Du lịch đến với đất nước Triệu Voi khám phá những điểm đến tuyệt đẹp, thanh bình; con người thanh lịch, văn hóa tín ngưỡng Phật giáo đậm nét. 10 điạ danh được đề cập đến sau đây là những gợi ý hữu ích cho bạn trong chuyến đi này.

Xem thêm: Du lịch Luang Prabang, viên ngọc được cất kỹ của Đông Nam Á

1. Tháp Pha That Luang

Credit: Albert Dezetter

Khi đến với đất Lào, Tháp Pha That Luang tọa lạc tại thủ đô Viêng Chăn được xây dựng vào năm 1566 trên nền ngôi chùa cổ có từ thế kỷ thứ 13. Toàn bộ kiến trúc của Tháp mang đậm nét kiến trúc cũng như văn hóa của người Lào độc đáo với hơn 30 ngọn tháp được dát vàng lấp lánh, trong đó nổi bật nhất là ngôi bảo tháp cao 45m. Trông xa tòa tháp uy nghi rực rỡ với màu vàng óng ả tựa như một cánh hoa sen vàng khổng lồ, tuyệt đẹp khiến bạn không rời mắt.

2.Vườn tượng Phật

Credit: DeR.M. Nunes

Vườn tượng Phật hay còn gọi là Công viên Phật giáo nằm bên bờ sông Mê Kông cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 25 km. Đến với nơi đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng đến khoảng 200 bức tượng Phật bao gồm cả những bức tượng các vị thần linh của đạo Hindu, con người, các linh vật và ác quỷ… được thiết kế tinh xảo, với nhiều hình dạng, trạng thái phong phú.

Trong đó, ấn tượng nhất là bức tượng Phật nằm với trạng thái thanh thản ở cõi niết bàn. Bức tượng khổng lồ này cao khoảng 40 m tọa lạc giữa khu vườn. Đến đây các bạn còn được tham quan động âm phủ cao 3 tầng được thiết kế hình dạng quả bí ngô với những mặt quỷ và đứng trên tầng cao của nó để quan sát toàn cảnh công viên này.

3. Chùa Wat Xieng Thong

Credit: Lemmo2009

Ngôi chùa này tọa lạc tại thành phố Luang Prabang được xây dựng vào năm 1560, của Lào. Đây là một quần thể công trình chùa chiền bậc nhất ở Lào với phong cách kiến trúc đặc trưng của nước Triệu Voi như: Mái chùa cong vút kéo dài sát đất, những bức tường chạm chỗ hoặc được ghép bằng các mảnh ghép độc đáo trên đó thể hiện nội dung các câu chuyện xoay quanh nhà Phật. Đặc biệt nếu đến Lào vào dịp lễ Tết quan trọng bạn được chứng kiến những nghi thức của Phật giáo, đặc biệt là tắm tượng Phật

4. Khải Hoàn Môn Patuxay

Credit: trungvna

Khải Hoàn Môn Patuxay hay còn gọi là Anou Savary Công trình này được xây dựng từ năm 1958 nằm trên đại lộ Lane Xang – Viêng Chăn để tưởng nhớ đến các chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống Pháp. Phong cách kiến trúc của nó có phần tương tự như đài Arc de Triumphe ở Paris; tuy nhiên, một số điểm và nhiều bức phù điêu lại mang nét kiến trúc của Lào. Ghé thăm tại Paris, bạn sẽ được tìm hiểu về lịch sử hình thành công trình này cũng như tìm hiểu về văn hóa, phong tục con người của quốc gia này, đặc biệt hãy nán lại để chiêm ngưỡng cảnh đẹp hoàng hôn tuyệt đẹp của thành phố Viêng Chăn khi đứng trên đỉnh tháp này.

5. Chùa Wat Sisaket

Credit: Supawat Yotnarin

Ngôi chùa Wat Sisaket cổ do vị vua Chao Anuvong cho xây dựng (thời Lan Xang)  theo lối kiến trúc Phật giáo vẫn còn được gìn giữ và bảo tồn từ năm 1818 cho đến ngày nay. Ngôi chùa này cũng tọa lạc tại thủ đô Viêng Chăn. Điều ấn tượng nhất đối với mỗi du khách chính là tại dãy hàng lang dài hun hút có đến 2.000 bức tượng Phật được đúc bằng nhiều vật liệu: Gỗ quý,  đồng, gốm sứ, thạch cao và bề ngoài còn được mạ vàng. Ngoài ra, còn có một thư viện cổ khoảng 400 năm lưu trữ nhiều loại sách. Đến đây bạn sẽ được thỏa thuê ngắm các bức tượng mà không biết chán.

6. Đầm Blue Lagoon

Credit: Graminis

Khu vực đầm hồ, bao quanh những cánh rừng nhiệt đới xanh mát, nằm cách thị trấn Vang Vieng (thuộc thành phố Viêng Chăn) khoảng 7 km. Nơi đây là một quần thể các đầm hồ lớn nhỏ, khá sâu với nhiều ngọn thác lớn nhỏ cùng dòng nước xanh biếc tạo nên khung cảnh thiên nhiên vừa nên thơ vừa hùng vỹ. Du khách có thể khám phá, chiêm ngưỡng phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp và tham gia nhiều trò chơi mạo hiểm nhưng tạo cảm giác vô cùng thích thú như: Ngồi cành cây cao treo lơ lửng, đu dây zip line, thực hiện màn nhào lộn từ trên cao xuống mặt hồ xanh thẳm.

7.Thác Kuang Si

Credit: Civitatis

Bằng cách di chuyển bằng xe bus hay xe tuk tuk khoảng 29 km từ trung tâm thành phố Luangprabang để đến với quần thể Thác Kuang Si, nơi đây cũng là địa danh nổi tiếng ở đất Lào. Xung quanh ngọn thác này được bao phủ bởi rừng cây rậm rạp, những ngọn thác lớn đều có nước màu xanh, nguyên nhân là do một loài tảo sống tại vùng nước thượng nguồn chảy về những tầng thác tuyệt đẹp.

Lào đã cho xây dựng thành công viên với hệ thống đường nhựa xuyên suốt các ngọn thác nên du khách dễ dàng tham quan chiêm ngưỡng cảnh đẹp tuyệt vời của những ngọn thác kỳ vỹ nơi đây, rồi được thỏa thuê vùng vẫy trong làn nước mát lành tại các bãi tắm. Hệ động thực vật phong phú ở chốn này cũng sẽ làm cho du khách yêu thiên nhiên tìm hiểu và khám phá.

8.Thác Khone Phapheng

Credit: Khone Phapheng Waterfall Park.

Ngọn thác hùng vỹ trên dòng Mekông  – Thác Khone Phapheng cũng là địa điểm mà bạn nên ghé thăm khi tỉnh Champasak – Lào. Ngọn thác này có chiều dài khoảng 12km, rộng đến 5km, cao khoảng 21m với nhiều ghềnh đá gấp khúc, lắt léo và khá hiểm trở.  Đến đây, bạn sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn thác nổi tiếng đất Lào, bạn có thể lên đến thượng nguồn để khám phá sự đa dạng sinh vật sống ở đây như: cá heo Irrawaddy, cá tra dầu….Rồi các bạn còn được vùng vẫy trong làn nước mát rượi với bầu không khí trong lành. Hay đơn giản là ngồi trên phiến đá ngắm cảnh non nước trời mây tự tại lòng mình và tạm quên những nổi lo toan của cuộc sống.

9. Núi Phou Si – Tháp That Chom Si

Credit: zorro1945

Đến với thành phố di sản của Lào – Luang Prabang các bạn không nên bỏ qua  Núi Phou Si – Tháp That Chom Si. Ngọn núi này có độ cao cao 80m, để chinh phục ngọn núi và đến thăm tháp That Chom Si du khách phải vượt qua khoảng 238 bậc thang được xây bằng gach đỏ. Trên đường đi lên tháp, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp với những cây hoa đại (hoa chămpa) cổ thụ có trên trăm tuổi, khoe sắc bốn mùa, những tượng rồng được điêu khắc tinh xảo giúp xua tan mệt mỏi. Tháp That Chom Si do vua Anourou xây dựng từ năm 1804 dưới triều vua Anourout, được tổ chức UNESCO công nhận và di sản văn hóa thế giới.

10. Cánh đồng Chum

Credit: luangprabang

Cánh đồng chum thuộc cao nguyên tỉnh Xiêng Khoảng phía Bắc Lào. Người ta thống kê trên cánh đồng này có khoảng 1.969 chiếc chum nằm rãi rác đủ kiểu đủ hình dạng, nhiều chiếc chum khổng lồ cao tới 3m nặng tầm 14 tấn. Chất liệu tạo nên chiếc chum đến nay vẫn chỉ là phỏng đoán, có người cho rằng chúng được làm từ đá vôi, rồi đá ong, đá cẩm thạch…. Đến thăm quan cánh đồng bạn sẽ được nghe kể những câu chuyện huyền thoại – nguồn gốc của những chiếc chum độc đáo này và bạn cẩn thận vì có một số diện tích trên cánh đồng vẫn chưa được đưa vào cho du khách khám phá tìm hiểu vì vẫn còn lượng lớn bom mìn tồn dư từ thời chiến tranh vẫn còn sót lại.

Lào – đất nước với những con người thân thiện, dễ mến, đất nước với nhiều địa danh du lịch tuyệt vời để bạn thỏa sức chinh phục. Hy vọng với những thông tin cơ bản được chia sẻ trên đây, các bạn sẽ có hành trình đến với đất nước hoa Chămpa thật ý nghĩa.

Xem thêm các bài viết tiếng anh về Lào tại: Tripzilla

Phuong Linh

Trước kia, đối với Phương Linh du lịch đơn thuần là để nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt mỏi. Nhưng càng đi nhiều, Phương Linh càng đam mê khám phá những điều mới lạ, thú vị. Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm mới và một góc nhìn mới. Vậy nên, điều quan trọng đối với Phương Linh không phải là đã đi được những đâu, mà là đã cảm nhận được gì khi đến đó.

Recent Posts

9 ĐỊA ĐIỂM DU XUÂN PHẢI TỚI ĐỂ CHIÊM NGƯỠNG HOA NỞ Ở TỈNH GANGWON

Hãy để những bông hoa xinh đẹp của mùa xuân ở Gangwon đánh cắp trái…

3 years ago

Cẩm nang du lịch tối ưu cho một kỳ nghỉ ngắn ngày sau Covid-19 tại Việt Nam!

Đại dịch coronavirus đã đưa ngành du lịch rơi vào tình trạng bế tắc. Với…

4 years ago

Cẩm nang du lịch Okinawa – thiên đường bí ẩn của Nhật Bản

Khi nghĩ đến Nhật Bản, tôi nhớ ngay đến cảnh đô thị náo nhiệt -…

4 years ago

15 món quà lưu niệm Okinawa thú vị mà bạn nhất định phải săn về nhà

Khi ngồi xuống viết danh sách những món quà lưu niệm Okinawa, trong đầu tôi…

4 years ago

18 Chợ Đường Phố Hong Kong Nhất Định Phải Đến

Hong Kong là thành phố nổi tiếng bởi vẻ hiện đại nhưng đồng thời gắn…

4 years ago

FlixBus: Đánh giá những điểm tốt và hạn chế

Nếu bạn chuẩn bị đến châu Âu, tôi chắc rằng đa số bạn bè của…

4 years ago