15 Điều nên cân nhắc trước khi mua Jr Pass – Japan rail pass

Có nên mua JR Pass – Japan rail pass không? Tôi đã tự hỏi mình không biết bao nhiêu lần, tìm trên google và nghiên cứu rất nhiều. Vì thế, tôi có thể chia sẻ một số mẹo hữu ích.

Sau đây là một số NGUYÊN TẮC CỰC KỲ QUAN TRỌNG, có lẽ giờ bạn đã biết rồi ấy chứ (tôi nghĩ mình không phải là nguồn đầu tiên mà bạn tham khảo đâu). Nhưng vì nó quá quan trọng nên tôi sẽ phải nhắc lại.

Xem thêm: Lịch trình du lịch Nhật Bản 1 tuần tận dụng tối đa Japan Rail Pass

1. Phải mua JR Pass – Japan rail pass trước khi đặt chân đến Nhật

Danh sách những nơi phân phối JR Pass tại Singapore

2. Có  hai loại vé – Thường (rẻ hơn) và Xanh (cao cấp và đắt)

Trừ khi là bạn thấy dư tiền hoặc hy vọng biết đâu có được ghế ngồi to và thoải mái hơn, không thì vẫn nên “gắn bó” với vé thường là được rồi. Nếu may mắn, bạn có thể thanh toán vé trực tiếp bằng đồng Yên Nhật. Giá bên dưới niêm yết vào Tháng hai 2015.

Tôi đã mua vé Thường 7 ngày với giá $335 tại Pricebreakers vào đầu Tháng Ba 2015.

3. Đổi voucher lấy JR Pass – Japan rail pass thực tại các phòng vé khi đã đến Nhật

Các văn phòng đổi vé thường có mặt tại các trạm JR lớn. Ở sân bay Kansai có một cái. Để xem danh sách đầy đủ, nhấn vào đây. Đừng quên ghi chú giờ mở cửa nhé.

JR Pass – Japan rail pass có nhiều thiết kế khác nhau. Vé của tôi khá xinh xắn với hình hoa anh đào và núi Phú Sĩ!


Nguồn ảnh: kawaiiyuko

4. Không thể sử dụng Jr Pass – Japan rail pass với tàu Nozomi/Mizuho (loại tàu nhanh)

Nozomi được xem là dịch vụ tàu điện cao cấp và nhanh nhất vì nó ít dừng trạm. Bạn sẽ tiết kiệm được 30 phút khi di chuyển từ Osaka đến Tokyo nếu đi bằng tàu Nozomi thay vì Hikari.

Tôi đã thử vận may khi lén lên tàu Nozomi lúc nó đỗ cùng đường ray với tàu Hikari, chiếc tàu mà sau 10-15 phút nữa mới đến. Tôi đi tới khu vực ghế trống và tìm được một chỗ ngồi! Từ Shin-Koba đến Shin-Osaka chỉ mất 14 phút nên tôi đã đánh liều vì khu vực ghế chưa đặt trước rất đông, tôi nghĩ rằng người soát vé sẽ chẳng có đủ thời gian để kiểm tra vé của tôi trước khi đến nơi, chỉ có 14 phút thôi mà!

5. Jr Pass – Japan rail pass có hiệu lực trong vòng 7, 14 và 21 ngày liên tục

Bạn phải quyết định ngày vé bắt đầu có hiệu lực lúc bạn đổi voucher. Ngày này sẽ không thể thay đổi sau khi vé đã được phát hành.

6. Cách đọc thời gian biểu của tàu JR

Có lẽ lúc đầu sẽ hơi bối rối nhưng thời gian biểu này rất hữu dụng khi bạn cần tra cứu thời điểm dừng trạm của các tuyến tàu.

Về phía đông có nghĩa là con tàu sẽ di chuyển từ trái sang phải (Fukuoka –> Osaka –> Tokyo). Về phía tây thì ngược lại, phải sang trái (Tokyo –> Osaka –> Fukuoka). Nhớ đánh dấu vào thời gian biểu, nó rất hữu dụng khi bạn lỡ bỏ mất chuyến tàu mình định đi.

Tokaido-Sanyo SHINKANSEN Timetable (Eastbound) [2.6MB]

Tokaido-Sanyo SHINKANSEN Timetable (Westbound) [3.0MB]

Mỗi tàu đều có một chữ cái tượng trưng (N, H, K, S) tương ứng với loại tàu (Nozomi, Hikari, Kodomo & Sakura) và 3 số tương ứng với số tàu. Tham khảo bảng màu vàng bên dưới.

Ví dụ, bạn muốn đi từ Himeji đến Shin-Osaka, bạn phải đi tàu H478. Nó sẽ đến Himeji lúc 16:55 và đến Shin-Osaka lúc 17:40.

Nếu bạn không thấy số nào cả (nhưng phần màu xanh bên dưới) có nghĩ là tàu không dừng tại các trạm đó.

7. Đặt ghế trước miễn phí và rất được khuyên dùng

Khi sở hữu JR Pass, bạn được đặt ghế trước miễn phí (nếu không thì sẽ tính phí 1,000 – 6,000 Yên), có thể thực hiện đặt chỗ tại bất kỳ văn phòng JR nào (thường có gắn biển màu xanh lá) tại các trạm tàu lớn. Ghế gần cửa sổ thường được đặt, tôi luôn đặt chỗ phía nhìn ra núi Phú Sĩ.

Mặc dù một số website bảo rằng việc đặt chỗ chỉ là tùy ý, đặc biệt lúc không phải cao điểm, nhưng khuyên bạn nên đặt ghế trước, nhất là đối với những chuyến đi xa. Thử tưởng tượng cái cảnh phải đứng suốt 3 tiếng trên tàu xem…

Để đặt ghế, bạn phải báo cho nhân viên ở văn phòng JR biết trạm đi và đến của mình, số tàu (nếu biết). Họ sẽ lướt xem ghế đó có trống không (thường là ghế kế cửa sổ). Sau đó, họ sẽ in một tấm vé tương tự hình bên dưới (hình trên). Trên đó có thông tin giờ xuất phát (7:26), số tàu (Hikari 510), toa tàu (13) và số ghế (3-D). 

8. Shin-Osaka không phải là Osaka; Shin-Kobe không phải trạm Kobe

Mấy cái tên đôi khi dễ gây hiểu lầm lắm nhé. Thường thì nếu bạn đi tàu Shinkansen, nó hay dừng lại ở các trạm “Shin-” gì gì đó, vì “Shin” nghĩa là “Mới” trong tiếng Hoa. Tôi nghĩ chắc họ lười đặt tên mới cho mấy trạm tàu nên cứ thêm chữ “Shin” vào. Tuy không phải lúc nào cũng thế, nhưng các trạm “Shin” thường không nằm gần các trạm không có chữ “Shin”. Như Osaka, trạm Shin-Osaka và Osaka cách nhau 2 trạm tàu.

Xem thêm: Khám phá Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc

9. Làm sao để lên tàu và xếp hàng ở đâu.

Bước 1: Vào hyperdia, thiết lập trạm đi và đến. Nếu trạm mà bạn đang đứng có nhiều hơn 2 đường ray, thường nó sẽ chỉ cho bạn biết mình cần phải đứng ở ray nào. Trong trường hợp này, bạn sẽ đến trạm Osaka, ray số 2 và bạn cần phải di chuyển sang ray số 5 để lên chuyến tàu 10:00, nó sẽ đưa bạn đến Himeji lúc 11:02.

Hãy tìm bảng chỉ dẫn và đi bộ đến ray số 5. Ví dụ bằng hình ảnh có vẻ không được rõ ràng nhưng cứ thử thôi. Như bạn thấy đó, giờ đến của chuyến tàu sẽ được hiển thị (chỗ bạn đang đứng không phải là trạm dừng đầu tiên). Ký hiệu O và tam giác tượng trưng cho nơi xếp hàng. Số 5-10 hoặc 1-7 hay đôi khi 1-10 thể hiện số hiệu toa tàu. Có tàu dài tàu ngắn. Nếu bạn đang giữ vé đã đặt chỗ trước, bạn nên đến chỗ có số và xếp hàng phía sau ký hiệu O hoặc tam giác.

Còn nữa, nhìn đồng hồ để kiểm tra giờ, thường tàu đến rất đúng giờ.

Nhìn hình bên dưới, 5 tượng trưng cho số toa tàu còn hình tam giác và tròn chính là nơi bạn cần đứng xếp hàng. Tại sao cần phải vẽ ký hiệu dưới sàn? Vì một ray tàu có thể có nhiều loại tàu khác nhau sử dụng và đi đến nhiều địa điểm khác nhau. Thường thì cự ly của mấy chiếc tàu này là rất gần, giao thông cực kỳ đông đúc. Vậy nên, mấy ký hiệu nhỏ này giúp kiểm soát việc xếp hàng và làm cho việc lên tàu được nhanh chóng hơn.

10. Jr Pass – Japan rail pass – quyết định cuối cùng

Để xác định xem JR Pass có thực sự hữu dụng cho chuyến đi của bạn không, bạn phải lập kế hoạch cự kỳ chi tiết với ước tính chi phí chính xác.

Hãy lấy lịch trình của tôi để phân tích giá trị của JR Pass.

Được rồi, vậy là tôi tiết kiệm được 3,380Y (32,490 – 29,110), tương đương $38.80. Thành thực mà nói, việc tôi quyết định khám phá Himeji và Kobe dẫu cho lịch trình đã dày đặc cũng vì tôi cảm thấy phí khi đã mua JR Pass.

Tuy nhiên, tôi không hề hối hận khi đã đi Himeji vì lâu đài ở đó quá đỗi xinh đẹp, dù chỉ ngắm nhìn từ bên ngoài.

11. Tàu Bento

Ai cũng bảo PHẢI TRẢI NGHIỆM BENTO TRÊN TÀU, trông thích thật, đặc biệt là khi ăn chúng trên tàu. Nhưng mà… trông thế thôi chứ không ngon mấy đâu. Tôi đã phải trả 930Y phần ăn bên trái chưa bao gồm trà sữa sakura phiên bản giới hạn (151Y). Tin được không?

CÓ LẼ tôi đã chọn phải phần ăn không được ngon. Nhưng đối với tôi, thức ăn lạnh là thấy KHÔNG ham rồi. Tôi chẳng hiểu tại sao mình lại có cái quan niệm hết sức sai lầm rằng loại bento được chuẩn bị từ trước sẽ được hâm nóng khi phục vụ trên tàu. Tôi chọn hộp này vì có bánh croquette và thịt bò xắt lát. Nhưng việc ăn thức ăn lạnh tanh (15-20 độ C) thì chẳng ngon lành tẹo nào. Thất vọng như nhân đôi vì tôi đã phải trả quá nhiều cho món đấy.

Trong chuyến đi sau đó, tôi chỉ ăn bánh kếp hoặc cơm nắm thôi, tốn không quá 200Y.

12. Người soát vé

Do đã đi các chuyến tàu đường dài ở nhiều quốc gia khác nhau, tôi nhận ra rằng mỗi người soát vé có cách làm việc khác nhau. Đối với ghế đặt trước, người soát vé có danh sách những hành khách mới lên tàu và họ yêu cầu kiểm tra vé (chỉ 1 lần) và sau đó không làm phiền bạn nữa nếu bạn xuống đúng trạm. Việc ngồi đúng chỗ phải được chấp hành nghiêm chỉnh.

Chỉ có ở Nhật Bản, bạn mới thấy những người soát vé trẻ trung ngời ngời thế kia. Có lẽ do trang phục như phi công càng làm tăng thêm hiệu ứng. Họ rất lịch thiệp. Trước khi vào hoặc rời khỏi toa tàu, họ đều cúi chào. Dịch vụ khách hàng chắc chắn là điểm cộng “bự” dành cho họ!

13. Perks of the JR train

Nếu ngồi cạnh cửa sổ, đừng quên có mấy cái móc bạn có thể dùng để treo áo khoác và khăn choàng, Cũng giống như trên máy bay, có một chiếc bàn gập dùng cho việc ăn uống hay viết rất thoải mái. Ghế ngồi có thể nghiêng về phía sau khoảng 30 độ. Tuy nhiên, nhiều khi tôi thấy dễ chịu và không cần nghiêng ghế trong suốt cả chuyến đi.

Vâng – có cả nguồn điện nhé! Nếu bạn không đem theo pin dự phòng, đừng quên đem theo sạc và adapter để sạc pin. Tôi không dùng thử nhưng chắc là nó hoạt động tốt mà.

14. Tại Tokyo, nếu bạn định mua vé 1 ngày…

Xin hãy nghiên cứu kỹ lưỡng loại vé bạn muốn mua, nơi bán vé và giá cả. Tôi đã mua vé 1 ngày, sử dụng các tuyến metro ở Tokyo không giới hạn, Toei Subway và cả Odaiba line. Tôi định mua vé Tokyo 1 ngày (Tokyo Metro + Toei Subway) với giá 1,000Y. Nếu tôi giữ nguyên lịch trình ghé thăm Chợ Tsujiki (360Y), Gion, Yasukuni Shrine (170Y), Suidobashi, Skytree (320Y) đến Shimbashi (220Y) Odaiba (600Y) trong vòng 1 ngày, thì sẽ tốn 1,070Y, phù hợp với phương án mua vé này.

TUY NHIÊN, vì lý do nào đó mà tùy chọn mua vé 1 ngày Tokyo 1,000Y đã không xuất hiện trên máy bán vé ở Sengakuji (Tuyến Toei). Tôi chỉ thấy tùy chọn 900Y, 1,150Y hoặc 1,100Y thôi. Tôi hỏi nhân viên phòng vé nhưng anh ta chỉ tôi qua máy bán vé. Dù có tiếng Anh, nhưng khi nhấn vào, nó chỉ thay đổi tiêu đề menu thôi chứ mấy tùy chọn thì vẫn thế. Vậy nên tôi đã mua vé 900Y (ngây thơ nghĩ rằng vé đã hạ giá) vì nó có từ 东京 (nghĩa là Tokyo).

Buồn thay, vé đó chỉ áp dụng cho Toei subway. Thế là tôi phát sinh thêm 170Y để dùng Tokyo Metro. 

Chốt lại tôi chỉ dùng 320Y + 180Y + 220Y = 720Y cho tuyến Toei subway.
Trả thêm 720Y cả đi và về Odaiba.
Tôi có mua Jr Pass – Japan rail pass nữa nên đi được một số tàu JR.
Tổng cộng, tốn 900+170+720 = 1,790Y chi phí đi lại trong 22 giờ ở Tokyo và bỏ qua Yasukuni Shrine + Skytree do không có thời gian.

KẾT LUẬN:

Vé đi không giới hạn đôi khi không đáng giá chút nào! Nghe có vẻ thích và lý tưởng lắm nhưng thực tế không hẳn là “đáng” đâu. Có quá nhiều thứ linh tinh ở Tokyo nên rất khó để làm chính xác theo kế hoạch. Lần tới, chắc tôi chỉ mua vé lẻ thôi.

15. Tàu không dừng ở tất cả các trạm

Khi đến Osaka, lộ trình tưởng chừng chỉ mất 15 phút nhưng khiến tôi tốn gần 1 giờ. Đáng lẽ tôi phải đi từ trạm Osaka đến trạm JR Namba. Nếu không mua Jr Pass – Japan rail pass, thì tôi đã trả 220Y và đi tuyến Midosuji, tuyến này có 4 trạm và không cần trung chuyển. TUY NHIÊN, vì đã trót mua JP Pass, nên tôi phải bám theo tuyến JR vì MIỄN PHÍ mà. Vậy là, tôi đã phải đi JR Osaka Loop Line (có một lần trung chuyển). Không biết sao đêm đó (10-11pm) tôi lại hồ đồ mà đi nhầm hướng. Loop Line dễ đánh lừa người khác vì nó chạy xoay vòng nên làm sao biết được nó chuẩn bị chạy theo hướng nào? Thế là cuối cùng tôi đã nhận ra mình đi nhầm hướng…

Tôi nghĩ “Sao cũng được, đánh hết một vòng là tới đích thôi”. Đột nhiên, sau đó khoảng 3 trạm dừng, tài xế phát một loạt thông báo rồi tàu ngừng lại, mọi người đều xuống tàu. Hẳn là lý do tàu ngẫu nhiên dừng lại như thế là vì đã hết giờ làm việc. Tôi xuống tàu và suy nghĩ xem có nên tìm một chuyến tàu vòng khác di chuyển từ hướng ngược lại (hướng chính xác lúc đầu). Hay là chờ chuyến tàu kế tiếp. Cuối cùng, tôi đi bộ xuống thềm ga rồi lại quay về thềm ga đó, quyết định ở yên hướng cũ. Biết đâu chiếc tàu hướng đối diện cũng dừng đột ngột rồi không đưa tôi về đích đến.

Sau đó…

Lúc đó, tôi tự hỏi chuyện gì sẽ xảy đến với mình nếu cứ lên nhầm tàu? Rồi không bao giờ tới nơi trước khi tàu ngưng hoạt động. Tôi có thể đi bộ ngược về phòng nghỉ không hay phải bắt một chiếc taxi cực đắt ở Nhật?

Nếu tôi nhớ không lầm, phải chờ đến hơn 10 phút mới có chuyến tàu kế tiếp (trong khi ở Singapore, chờ 6 phút thôi đã thấy phiền rồi). Vậy là tôi lại lên một chiếc tàu xoay vòng với hi vọng nó không ngừng đột ngột lần nữa.

Tạ ơn trời, tôi đã trung chuyển sang JR Yamatoji Line và thành công bắt tuyến JR Namba. Khi đến phòng nghỉ (sau khi mua sắm ở siêu thị), bạn bè tôi, những người bắt tuyến Midosuji đã đến trước tôi 30 phút.

Tàu, tàu, tàu và tàu, mày thật là hữu dụng nhưng thời gian, chủng loại và phương thức vận hành của mày khiến tao ngán ngẫm quá. Thành thật mà nói, nếu không có mua dữ liệu điện thoại, chắc tôi lạc trôi nơi nào rồi.

Bài gốc tiếng Anh: 15 Things to Consider Before Buying Japan Rail Pass (JR Pass)

Lan Nguyen

Là một con người giản dị, thích ngao du đây đó cho thõa cái chí tự do tự tại, Lan thường tìm cơ hội để khám phá những vùng đất mới và lưu lại trải nghiệm đáng nhớ của mình vào cuốn sổ tay “thần thánh”. Với quan niệm sống thành thật rồi sẽ được đón nhận một cách chân thành, Lan tin rằng cuộc sống vốn đã muôn màu, mình không cần “vẽ” thêm, chỉ việc tận hưởng nó một cách tự nhiên.

Recent Posts

9 ĐỊA ĐIỂM DU XUÂN PHẢI TỚI ĐỂ CHIÊM NGƯỠNG HOA NỞ Ở TỈNH GANGWON

Hãy để những bông hoa xinh đẹp của mùa xuân ở Gangwon đánh cắp trái…

3 years ago

Cẩm nang du lịch tối ưu cho một kỳ nghỉ ngắn ngày sau Covid-19 tại Việt Nam!

Đại dịch coronavirus đã đưa ngành du lịch rơi vào tình trạng bế tắc. Với…

4 years ago

Cẩm nang du lịch Okinawa – thiên đường bí ẩn của Nhật Bản

Khi nghĩ đến Nhật Bản, tôi nhớ ngay đến cảnh đô thị náo nhiệt -…

4 years ago

15 món quà lưu niệm Okinawa thú vị mà bạn nhất định phải săn về nhà

Khi ngồi xuống viết danh sách những món quà lưu niệm Okinawa, trong đầu tôi…

4 years ago

18 Chợ Đường Phố Hong Kong Nhất Định Phải Đến

Hong Kong là thành phố nổi tiếng bởi vẻ hiện đại nhưng đồng thời gắn…

4 years ago

FlixBus: Đánh giá những điểm tốt và hạn chế

Nếu bạn chuẩn bị đến châu Âu, tôi chắc rằng đa số bạn bè của…

4 years ago