Categories: Trung Quốc

Top lễ hội ở Trung Quốc nổi tiếng độc đáo nhất trong năm

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất, nền văn hóa vô cùng lâu đời, vì vậy mà lễ hội ở Trung Quốc cũng rất nhiều trải khắp các tỉnh thành và thời gian trong năm.

Lễ hội ở Trung Quốc đa phần được diễn ra theo lịch âm, giống như Việt Nam. Thật khó để liệt kê hết tất cả các lễ hội, vì vậy chúng ta hãy cùng khám phá những lễ hội truyền thống, tiêu biểu nhất của đất nước Trung Hoa.

Lễ Đông Chí

Là một trong những lễ hội ở Trung Quốc lâu đời nhất, nổi tiếng nhất, Lễ hội Đông Chí được tổ chức vào tháng 12 hàng năm.  Tại vì sao lại có ngày lễ này? Theo qua niệm của người Hoa, “Đông” nghĩa là mùa đông còn “Chí” trong cả cụm “Đông Chí” dịch ra là “đỉnh điểm”. Điều này tượng trưng cho sự vận hành của Trái đất quay xung quanh Mặt trời. Đến ngày Đông Chí, hiện tượng đêm dài hơn ngày sẽ xảy ra ở bán cầu Bắc, đêm ngắn hơn ngày ở bán cầu Nam. Chính vì thế, để kỉ niệm ngày này, lễ Đông Chí ra đời.

Món bánh trôi truyền thống, người Trung Hoa ăn vào ngày Đông Chí

Trong lễ hội ở Trung Quốc này, mọi người sẽ đến thăm nhau, thưởng thức các món ngon chủ yếu được làm từ bột gạo. Đặc biệt là Tangyuan – Bánh trôi tàu, bánh có thể có nhiều màu, rất ngon và cũng quen thuộc với chúng ta. 

Xem thêm: Top 20 Địa Điểm Du Lịch Ở Trung Quốc Bạn Nên Ghé Thăm

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán được coi là ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Lễ hội Mùa Xuân đã tồn tại hơn 4000 năm lịch sử ở xứ Trung, không chỉ là truyền thống mà còn là nét văn hóa vô cùng quan trọng.

Mọi người thường đi chùa dịp đầu năm mới

Trong dịp lễ hội ở Trung Quốc này, tất cả người dân sẽ có kì nghỉ kéo dài 7 ngày, lễ kỉ niệm kéo dài hơn 2 tuần. Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán cũng giống như Việt Nam, bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp âm lịch cho đến rằm tháng Giêng của năm mới. Riêng ngày 30 tháng Chạp là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ năm mới, mọi người quây quần bên gia đình và đón giao thừa cùng nhau.

Tết Nguyên Tiêu

Nói đến những lễ hội ở Trung Quốc thu hút nhiều khách du lịch nhất, đẹp nhất thì không thể thiếu ngày Tết Nguyên Tiêu hay chính là Lễ hội Đèn lồng. Lễ Nguyên Tiêu được tổ chức vào ngày 15/1, ngày cuối cùng trong dịp tết cổ truyền. Nó đánh dấu sự tiếp tục và kết thúc của lễ mừng năm mới.

Đèn trời được thả vào ngày Tết Nguyên Tiêu

Vào ngày này, ngắm đèn trời và ăn bánh trôi là hoạt động chính. Những chiếc đèn lồng với đủ kích thước, hình dáng, màu sắc.  sẽ được đồng loạt thả lên trời vào ban đêm. Bên cạnh đó, đèn lồng cũng sẽ được trang trí, trưng bày trên khắp đường phố. Các đoàn sư tử, người đi cà kheo, múa ương ca,… làm náo nhiệt cả bầu không khí lễ hội. Nếu bạn du lịch Trung Quốc vào đúng dịp lễ này, đừng chần chừ mà tham gia ngay để trải nghiệm rõ nhất nét đẹp trong văn hóa lễ hội ở Trung Quốc.

Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh – Tết Tảo mộ cũng là một trong những lệ hội quan trọng ở Trung Quốc. Lễ Tảo mộ là thời gian để con cháu thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên của mình. Con cháu thường sẽ nhặt cỏ, quét dọn khu mộ người thân yêu, dâng đồ cúng. Họ cũng đặt hoa trước các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ công lao, sự hy sinh anh dũng. Tết Thanh Minh không chỉ là phong tục tập quán riêng của Trung Quốc mà còn có ở Việt Nam. Thông thường Lễ Tảo mộ sẽ diễn ra vào ngày 4 – 5/4 tính theo lịch dương hàng năm.

Nghi lễ Tảo Mộ

Quốc tế Lao động

Ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động, được diễn ra tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. Tại Trung Quốc, vào tháng 12 năm 1949, Hội đồng Chính phủ Nhân dân Trung ương chính thức quy định ngày 1 tháng 5 là Ngày Lao động Trung Quốc. Trong ngày lễ này ở Trung Quốc, mọi người ăn mừng bằng cách tham gia vào các buổi vui chơi giải trí thường được tổ chức tại các quảng trường, nhà hát lớn,… Đến buổi tối, các cơ quan, chính quyền các cấp sẽ có những bữa tiệc dành riêng cho người lao động, đặc biệt những cá nhân có thành tích tốt sẽ được tuyên dương, trao thưởng.

Thời gian diễn ra: 1/5/2020

Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là lễ hội ở Trung Quốc đã có từ rất lâu đời, mỗi năm đều thu hút hàng triệu du khách, người dân tới tham dự. Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Lễ hội Thuyền rồng, sẽ có rất nhiều đội đua thuyền từ khắp cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam Trung Quốc cùng nhau tranh tài.

Trong một lễ hội không thể thiếu đi phần ẩm thực. Bánh ú (nếp) – Zong Zi là loại bánh được làm từ gạo nếp, gói trong lá sậy, dẻo dẻo, bùi bùi của nhân là món chắc chắn bạn phải thử vào dịp lễ này.

Thưởng thức Bánh ú, uống rượu Hùng Hoàng

Về đồ uống, người dân xứ Trung uống rượu Hùng Hoàng vào Tết Đoan Ngọ. Rượu Hùng Hoàng được ủ lên men từ hùng hoàng và lúc mạch. Chúng được coi là loại rượu tốt nhất để diệt sâu bọ, tiêu độc. Họ cũng dùng rượu này để rưới vào các góc tường, thoa vào lòng bàn tay trẻ em hoặc xức lên mặt nếu không uống được rượu. Thêm một lễ hội truyền thống nữa mà Trung Quốc và Việt Nam đều có, tuy nhiên những tập tục riêng diễn ra trong lễ hội là khác nhau. Vì vậy nếu du lịch Trung Quốc trong dịp này bạn nhớ tham gia và trải nghiệm cùng người dân bản địa nhé.

Thời gian diễn ra: Mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Lễ Thất Tịch

Lễ Thất Tịch, có thể nói đây là lễ hội ở Trung Quốc dành cho các cặp đôi. Ý nghĩa ban đầu của Ngày lễ Thất Tịch để bày tỏ sự tôn kính của người dân trước thiên thiên và trước sự giỏi giang của người phụ nữ. Cho đến sau này, Thất Tịch lại là ngày gắn liền với câu chuyện tình cảm bi thương của cặp đôi Ngưu Lang, Chức Nữ. Hai người yêu nhau nhưng lại bị ngăn cách bởi dòng sông không lồ mà chỉ đến ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm, nhờ vao cây câu ô thước bắc qua sông mà họ mới có thể gặp được nhau vỏn vẹn trong 1 đêm.

Đèn lồng được trang trí trong ngày Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau

Với phong tục ngày xưa, các cô gái trẻ sẽ dâng hoa, quả, vật dụng may vá với mong ước về hạnh phúc trong tình yêu thành hiện thực. Không những thế, dưới ánh trăng buổi tối ngày 7/7 âm lịch, các cô gái thi nhau thể hiện sự khéo léo bằng cách luồn chỉ vào kim sao cho nhanh nhất. Hay chuẩn bị một mâm lễ cúng bao gồm rượu, trà, hạt dưa đỏ, đậu phộng rồi cầu nguyện cho mình một đấng hôn phu, cùng nhau xây dựng gia đình.

Ngày nay, với ảnh hưởng của thời đại ngày càng phát triển, Lễ Thất Tịch có đôi nét giống với Ngày lễ Tình Nhân Valentine của Phương Tây (Valentine phiên bản Trung Quốc). Các cặp đôi dành thời gian ý nghĩa bên nhau, nguyện ước tình yêu bền chặt, lâu dài.

Thời gian diễn ra: Ngày 7/7 âm lịch (25/8/2020)

Lễ Ma đói

Đây là một trong những lễ hội ở Trung Quốc nổi bật nhất. Người dân Trung Quốc có phong tục đặc biệt này để thờ cúng cho người chết và hồn ma của họ, đặc biệt là những người đã mất rất rất lâu đời (nghìn năm tuổi). Lễ Ma đói – Hungry Ghost Festival là một phần trong Đạo giáo, tôn giáo dân gian nổi tiếng ở Trung Quốc. Người dân Trung Quốc tin rằng vào ngày này, những hồn ma của người khuất sẽ trở về với dương thế, đồng thời người sống sẽ đốt tiền vàng, hàng mã để gửi tới người đã khuất cũng như tỏ lòng thành kính với tổ tiên, xoa dịu các hồn ma.  

Thời gian diễn ra: Ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Trung Thu

Tết Trung Thu là một trong 3 lễ hội ở Trung Quốc quan trọng nhất. Trung thu là ngày lễ truyền thống bắt nguồn từ việc thờ cúng thần mặt trăng tượng trưng cho mùa gặt bội thụ và gia đình bền chặt. Vào dịp lễ này trong năm, mọi người quây quần bên gia đình, ngắm trăng rằm và cầu chúc cho may mắn, tốt lành sẽ tới. Món ăn đặc biệt nhất là bánh Trung Thu, giống với Việt Nam, Trung Quốc cũng có bánh nướng, bánh dẻo. Bánh trung thu có thể để ăn, biếu người thân, đãi khách tới chơi nhà,…một món bánh không thể thiếu vào những ngày này.

Thời gian diễn ra: 1/9/2020

Đèn lồng được trang hoàng khắp đường phố

Quốc khánh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Ngày Quốc khánh kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Không phải nói thêm nữa thì đây chắc chắn là một trong những lễ hội quan trọng nhất ở Trung Quốc. Ngày Quốc khánh được diễn ra trên khắp Trung Quốc đại lục, Ma Cao, HongKong với một số hoạt động lễ hội khác nhau như các buổi trình diễn ca nhạc, bắn pháo hoa,…

Tết Trùng Cửu

Lễ hội ở Trung Quốc mang tên Tết Trùng Cửu trong đó “Cửu” là 9, “Trùng Cửu” là sự lặp lại của số 9 hai lần. Theo quan niệm người dân nơi đây, số 9 được quy định là số dương, vì vậy mà Trùng Cửu còn được gọi với tên khác là Trùng Dương. Vào ngày tết này, mọi người ăn mừng bằng cách uống rượu hoa cúc và ăn bánh Chongyang. Ở một số vùng, địa phương khác nhau, mọi người có thể đi leo núi hoặc du lịch đến những địa điểm phổ biến để chiêm ngưỡng hoa cúc. Đây thực sự là một ngày lễ lớn của Trung Hoa.

Thời gian diễn ra: 9/9 âm lịch hàng năm

Trà hoa cúc, thức ước truyền thống vào tết Trùng Cửu

Trung Quốc là một đất nước vô cùng rộng lớn và vô số các lễ hội. Bài viết giới thiệu tới các bạn những lễ hội ở Trung Quốc nổi bật nhất, thu hút được nhiều khách du lịch tới đây hàng năm. Tham gia vào mỗi lễ hội, bạn sẽ càng cảm nhận sâu hơn về văn hóa truyền thống Trung Hoa lâu đời đã có hàng ngàn năm. Chuẩn bị xách balo lên và đi du lịch Trung Quốc nhé!

Van Heaven

Trái đất tuy bé nhỏ nhưng Tạo Hóa lại ban cho chúng ta cơ hội để được tận hưởng cái đẹp. Có nhiều bí ẩn chứa đựng trong muôn vật mà mắt chúng ta xem thấy. Khám phá bí ẩn cuộc sống thật là điều tuyệt vời. Còn bạn, bạn cũng nghĩ giống tôi chứ?

Recent Posts

9 ĐỊA ĐIỂM DU XUÂN PHẢI TỚI ĐỂ CHIÊM NGƯỠNG HOA NỞ Ở TỈNH GANGWON

Hãy để những bông hoa xinh đẹp của mùa xuân ở Gangwon đánh cắp trái…

3 years ago

Cẩm nang du lịch tối ưu cho một kỳ nghỉ ngắn ngày sau Covid-19 tại Việt Nam!

Đại dịch coronavirus đã đưa ngành du lịch rơi vào tình trạng bế tắc. Với…

4 years ago

Cẩm nang du lịch Okinawa – thiên đường bí ẩn của Nhật Bản

Khi nghĩ đến Nhật Bản, tôi nhớ ngay đến cảnh đô thị náo nhiệt -…

4 years ago

15 món quà lưu niệm Okinawa thú vị mà bạn nhất định phải săn về nhà

Khi ngồi xuống viết danh sách những món quà lưu niệm Okinawa, trong đầu tôi…

4 years ago

18 Chợ Đường Phố Hong Kong Nhất Định Phải Đến

Hong Kong là thành phố nổi tiếng bởi vẻ hiện đại nhưng đồng thời gắn…

4 years ago

FlixBus: Đánh giá những điểm tốt và hạn chế

Nếu bạn chuẩn bị đến châu Âu, tôi chắc rằng đa số bạn bè của…

4 years ago