Hướng dẫn sử dụng phương tiện công cộng châu Âu cho người mới

Tại một xứ sở xa xôi, hệ thống giao thông công cộng có thể sẽ rất khác so với những gì chúng ta đã quen thuộc ở Việt Nam. Sau đây là một số lưu ý hữu ích về việc đi lại bằng phương tiện công cộng Châu Âu.

Xem bài gốc tiếng Anh: A Beginner’s Guide to the Metro Systems in European Cities

1. Các trạm tàu có thể ở rất gần nhau

Có thể bạn sẽ bị choáng ngợp và nghĩ rằng thành phố đó rất rộng lớn khi nhìn vào bản đồ giao thông của nó như bên dưới:

Nguồn ảnh: www.ratp.fr

Tuy nhiên, đa số các trạm tàu trong trung tâm thành phố lại nằm rất gần nhau. Trưởng thành từ thành phố quê hương mình ở châu Á, chúng ta mặc nhiên nghĩ rằng các trạm tàu thường nằm cách nhau khá xa, điều này chưa hẳn đúng ở châu Âu. Tại Paris, đa số các trạm cách nhau chưa đến 500m!

Vậy nên, trước khi muốn di chuyển bằng tàu điện, hãy đo khoảng cách giữa hai trạm trước. Nếu chúng gần nhau, bạn có thể đi bộ thay vì phí thời gian và tiền bạc để đứng xếp hàng mua vé một chiều, xông vào mê trận tầng hầm mới đến nhà ga và chen lấn trong đám đông.

Định đến Bayswater ư?  Nếu bạn đi theo tuyến trung tâm (màu đỏ), bạn chỉ việc xuống tại Queensway và đi bộ 3 phút là đến nơi. Không cần phải qua cổng Notting Hill như bản đồ đề xuất. Nguồn ảnh: Transport for London, Google Maps

Các trạm thuộc các tuyến khác nhau cũng có thể nằm rất gần nhau, dù bản đồ giao thông dường như hiển thị điều ngược lại. Đôi khi, bạn có thể tiết kiệm kha khá thời gian để đến trạm bạn cần bằng cách đi qua cổng ra của trạm gần đó.

Xem thêm: 15 thành phố ở châu Âu nên ghé thăm một lần trong đời

2. Một thành phố tồn tại nhiều hệ thống tàu điện khác nhau

Tại đa số các thành phố châu Á (như Singapore, Hong Kong, Đài Bắc), rõ ràng chỉ có duy nhất một hệ thống tàu điện chính. Nhưng tại châu Âu, nó có thể khiến bạn mơ hồ khi thấy nhiều tuyến khác nữa. Không đúng với đặc trưng của các hệ thống tàu điện mà chúng ta đã quen.

London Overground, tuyến đường sắt phục vụ khu vực ngoại ô London. | Nguồn ảnh: Roger Marks

Bên cạnh các tuyến tàu điện ngầm chính, một số thành phố còn có hệ thống tàu điện khác phục vụ các khu ngoại ô. Thông thường, nó bổ trợ cho hệ thống tàu điện chính hoạt động tại khu vực trung tâm. Dù sao đi nữa, đừng nhầm lẫn nhé. Hãy hiểu rằng các hệ thống khác nhau thì phục vụ các nhóm đối tượng hành khách khác nhau – những người di chuyển từ vùng ngoại ô và những người đi lại trong thành phố.

Berlin S-Bahn, hệ thống tàu điện kết nối vùng ngoại ô vào trung tâm thành phố. Nó bổ sung cho hệ thống U-Bahn vận hành trong thành phố.

Nếu bạn nghiên cứu kỹ các hệ thống này, thỉnh thoảng bạn có thể tận dụng chúng, ví dụ như đi một vòng quanh trung tâm thành phố hoặc ra ngoại ô chơi một cách dễ dàng.

Xem thêm: Top 5 thành phố nhất định phải đi khi du lịch Châu Âu

3. Cổng thu phí… ở đâu vậy?

Không thấy cổng thu phí nào. Cơ hội để đi miễn phí! Phải không nhỉ?

Chúng ta đều quá quen với việc đi qua cổng thu phí để thanh toán trước khi vào nhà ga. Tuy nhiên, điều này hơi bị khác tại các trạm tàu điện ở châu Âu. Bởi vì không có cái cổng nào cả!

Máy đọc thẻ tại London. Hãy nhớ quẹt thẻ lúc ra vào trạm!| Nguồn ảnh: Kevin Boyd

Một số hệ thống giao thông công cộng ở châu Âu vận hành theo kiểu tự phục vụ trong việc bán vé. Do đó, họ không có cổng thu phí. Tại London, một số trạm chỉ trang bị máy đọc thẻ, bạn quẹt lúc ra vào trạm để thanh toán bằng thẻ thông hành thông minh. Những thành phố như Munich và Berlin trang bị máy hợp thức hóa vé tại tầng lửng hoặc tại sân ga. Sẽ được giải thích trong phần tiếp theo.

Đừng nghĩ rằng bạn có thể đi tàu điện miễn phí khi không có cổng thu phí và người giám sát. Có thể bạn ăn may được vài lần, nhưng để bị tóm vì không trả tiền vé thật chẳng đáng chút nào. Nói cho cùng, thế giới này không có bữa ăn nào là miễn phí cả.

4. Nhớ hợp thức hóa vé!

Tại một số nơi, hệ thống vé vận hành mà không dùng thẻ thông minh như chúng ta. Các loại vé giấy truyền thống vẫn khá phổ biến. Khi bạn mua vé giấy từ máy bán vé, nó vẫn chưa hợp lệ đâu!

Máy hợp thức hóa vé trông giống thế này. | Nguồn ảnh: Kai Schreiber

Khi di chuyển bằng phương tiện công cộng châu Âu, trước khi lên tàu, hãy tìm những chiếc máy với vẻ ngoài cổ điển như trên để hợp thức hóa vé của bạn. Nó chỉ là một loại nhãn xác định thời điểm vé bắt đầu có hiệu lực. Tùy thuộc vào loại vé mà bạn mua (90 phút, 24 giờ, 5 ngày). Không hợp thức hóa vé có thể chịu một khoản phạt hơi bị “nặng tay” nếu bị phát hiện. Đừng đánh liều.

Lợi thế quan trọng trong hệ thống này là một khi đã hợp thức hóa vé rồi, bạn không cần phải xuất trình vé mỗi khi ra vào trạm nữa. Rất tiện lợi, và bạn sẽ không bao giờ phải đối mặt với việc cổng thu phí bị khóa. Do thẻ thông hành thông minh của bạn gặp trục trặc nào đó. Chỉ cần nhớ là phải giữ nó bên mình suốt thời gian hiệu lực. Phòng khi gặp thanh tra và bạn cần xuất trình vé cho họ xem.

5. Cảnh giác khi đi lại bằng phương tiện công cộng Châu Âu

Bức graffiti di động tại Athens, hình ảnh hiếm thấy ở châu Á!

Đừng kỳ vọng các hệ thống tàu điện sạch bong sáng bóng như ở châu Á. Hãy nhớ, đa số hệ thống tàu điện ở châu Âu được xây dựng từ trước chiến tranh, việc bảo trì các trạm tàu đã nhuốm màu bụi bẩn sau nhiều thập kỷ là một thách thức lớn.

Nhà ga chật hẹp! Tưởng tượng cảnh hỗn chiến vào giờ cao điểm!

Trạm tàu đôi khi quá bé, quá tải vì chúng không được xây dựng cho nhu cầu cao hiện nay. Thật cẩn thận khi đứng ở bậc thềm hẹp và đông đúc vì thường không có vách ngăn cách với lòng đường. Việc đóng cửa trạm tàu tạm thời vì quá đông cũng có thể xảy ra. Vào một số khung giờ nhất định, một vài trạm chỉ mở cửa ra. Khi đó, hãy cân nhắc lộ trình thay thế hoặc chỉ việc đi bộ tới ga tiếp theo gần đó.

Hơn nữa, nhiều nơi hoàn toàn không có nhân viên. Sẽ chẳng có ai hỗ trợ bạn, đặc biệt trong giờ cao điểm. Vào giờ thấp điểm, các trạm tàu khá vắng vẻ, một mình bạn bơ vơ đứng chờ chuyến tàu kế tiếp. Không như ở châu Á, trạm tàu điện thường có nhân viên và sáng sủa, vẻ cũ kỹ mập mờ của trạm tàu ở châu Âu tạo điều kiện cho những tên láu cá lai vãng và tiếp cận. Hãy cảnh giác. Nếu họ tiến đến gần, cứ bình tĩnh từ chối hoặc chỉ cần phớt lờ và bỏ đi. Tin vào bản năng của mình nhé.

6. Đình công! Chết tiệt!

Ở châu Á, rất hiếm khi xảy ra đình công trong mảng giao thông. Tuy nhiên, châu Âu lại khá phổ biến khi người lao động có tiếng nói hơn.

Nguồn ảnh: CGP Grey

Khi xảy ra đình công, không những bạn, mà còn rất nhiều dân bản xứ khác, những người phụ thuộc vào giao thông công cộng. Trong tình huống này, các lựa chọn về giao thông rất hạn chế. Việc hoãn chuyến và chen lấn trên các chuyến tàu điện và xe buýt là không thể tránh khỏi. Đường phố bị tắt nghẽn, xe cộ nối đuôi nhau. Với viễn cảnh đó, chỉ có cách đi bộ!

Thông báo đình công mơ hồ và tôi chỉ biết trước một ngày. Nó lại diễn ra ngay buổi sáng mà tôi phải bay về từ Athens!

Kiểm tra thông báo đình công tại trạm tàu điện. Nếu có, cố gắng tìm cách di chuyển mà không cần giao thông công cộng. Nhưng nếu bắt buộc phải đi đâu đó (như sân bay), nhớ dự trù phương án khác, dù có phải tốn nhiều tiền đi taxi. Tính toán thời gian di chuyển vì những hành khách bị ảnh hưởng sẽ đổ xô sang các phương tiện khác, khiến giao thông hỗn loạn.

Tóm lại, phương tiện công cộng châu Âu cũng như hệ thống tàu điện tại đây giống như một thế giới ngầm mới mẻ vậy. Đặc biệt khi đến châu lục này lần đầu tiên. Việc đi lại sẽ rất lạ lẫm cho những ai đã quen với hệ thống tàu điện ngầm sạch sẽ và an toàn ở châu Á. Nhưng đừng lo, một khi đã quen, việc đi lại sẽ dễ như ăn bánh thôi. Nhưng lưu ý phải hết sức cảnh giác!

Lan Nguyen

Là một con người giản dị, thích ngao du đây đó cho thõa cái chí tự do tự tại, Lan thường tìm cơ hội để khám phá những vùng đất mới và lưu lại trải nghiệm đáng nhớ của mình vào cuốn sổ tay “thần thánh”. Với quan niệm sống thành thật rồi sẽ được đón nhận một cách chân thành, Lan tin rằng cuộc sống vốn đã muôn màu, mình không cần “vẽ” thêm, chỉ việc tận hưởng nó một cách tự nhiên.

Recent Posts

9 ĐỊA ĐIỂM DU XUÂN PHẢI TỚI ĐỂ CHIÊM NGƯỠNG HOA NỞ Ở TỈNH GANGWON

Hãy để những bông hoa xinh đẹp của mùa xuân ở Gangwon đánh cắp trái…

3 years ago

Cẩm nang du lịch tối ưu cho một kỳ nghỉ ngắn ngày sau Covid-19 tại Việt Nam!

Đại dịch coronavirus đã đưa ngành du lịch rơi vào tình trạng bế tắc. Với…

4 years ago

Cẩm nang du lịch Okinawa – thiên đường bí ẩn của Nhật Bản

Khi nghĩ đến Nhật Bản, tôi nhớ ngay đến cảnh đô thị náo nhiệt -…

4 years ago

15 món quà lưu niệm Okinawa thú vị mà bạn nhất định phải săn về nhà

Khi ngồi xuống viết danh sách những món quà lưu niệm Okinawa, trong đầu tôi…

4 years ago

18 Chợ Đường Phố Hong Kong Nhất Định Phải Đến

Hong Kong là thành phố nổi tiếng bởi vẻ hiện đại nhưng đồng thời gắn…

4 years ago

FlixBus: Đánh giá những điểm tốt và hạn chế

Nếu bạn chuẩn bị đến châu Âu, tôi chắc rằng đa số bạn bè của…

4 years ago