Hoàn thuế tại Châu Âu: Phải làm gì và ở đâu?

Nhờ có nền văn hóa lịch sử lâu đời, châu Âu luôn là điểm đến mơ ước của bao người. Nhưng bên cạnh đó, còn một yếu tố quan trọng thôi thúc du khách đến đây chính là mua sắm! Hằng năm, hàng triệu người đổ về và sẵn sàng chi mạnh tay vì việc hoàn thuế tại châu Âu đã không còn lạ lẫm nữa.

Hoàn thuế tại châu Âu nghe có vẻ khó nhằn, đặc biệt đối với những người mới đến lần đầu. Nhưng không nhất thiết phải thế đâu. Sau đây là 3 bước cơ bản giúp bạn hoàn tất thủ tục hoàn thuế.

Xem thêm: Mua gì khi Đi Châu Âu? 11 món quà lưu niệm Châu Âu độc đáo

1. Kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện để được hoàn thuế không

VAT trong tiếng Anh là viết tắt của cụm từ “Thuế giá trị gia tăng”. Loại thuế này tính trên doanh thu và người tiêu dùng phải trả. Nó còn được gọi là GST hoặc thuế tiêu thụ ở một số quốc gia khác.

Chắc bạn đang tự hỏi: Ai có quyền được hoàn thuế?

Những du khách sẽ về nhà hoặc đi tiếp đến một quốc gia không thuộc liên minh châu Âu (EU) có thể được hoàn thuế VAT trong vòng 3 tháng kể từ ngày mua hàng. Nói một cách đơn giản, miễn là bạn cư trú ngoài EU thì được xem là du khách và được phép hoàn VAT. Trong một số trường hợp, bạn có thể được xem là du khách nếu định cư ngoài EU mặc dù sở hữu quyền công dân EU.

Nguồn ảnh: (phải) Andy Johnson

Khi đã xác định là mình đủ điều kiện, tha hồ mua sắm thôi. Không phải ở đâu cũng cho phép mua sắm miễn thuế, nên nhớ hỏi thăm nhé. Hoặc tìm các biển “Tax Free”. Ở châu Âu, chúng thường có màu xanh và đặt ngay cửa sổ chính của cửa hàng. Tuy nhiên, đừng hiểu nhầm nhé! “Tax Free” không có nghĩa là các món đồ ấy đã trừ thuế rồi. Nó chỉ có nghĩa là bạn được quyền hoàn thuế VAT đối với hàng hóa tại cửa hàng đó.

Ngoài ra, nhớ để ý đến các điều kiện khác. Đầu tiên, việc hoàn thuế chỉ áp dụng trên hàng hóa, không phải dịch vụ. Nghĩa là, bạn không thể hoàn thuế khi dùng bữa xế tại tiệm bánh ngọt đáng yêu của Pháp hay khi nghỉ tại một Palazzo 5 sao đẳng cấp ở Venice.

Hơn nữa, các mặt hàng như ô tô và thuốc lá cũng không được. Danh mục này còn tùy thuộc vào mỗi quốc gia khác nhau.

Giá trị hoàn thuế cũng tùy nơi. Ví dụ: VAT ở Thụy Sĩ chỉ là 8% trong khi ở Hungary đến 27%! Chênh lệnh khá lớn đấy.

Tỷ lệ VAT ở một số quốc gia châu Âu:
Tỷ lệ VAT Quốc gia
8% Liechtenstein, Thụy Sĩ
19% Đức
20% Áo Estonia, Pháp, Slovakia
21% Bỉ, CH Czech, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Tây Ban Nha
22% Ý
23% Ireland, Ba Lan, Bồ Đào Nha
24% Hy Lạp, Iceland
25% Đan Mạch, Thụy Điển, Na uy
27% Hungary

Với những người đi du lịch nhiều nước EU thì chỉ cần làm thủ tục hoàn thuế tại quốc gia EU cuối cùng mà bạn ghé thăm (và sau đó rời đi). Hãy đảm bảo là làm thủ tục trong vòng 3 tháng. Sau cùng, thường có quy định mức chi tiêu tối thiểu trước khi được hoàn thuế. Tại châu Âu, giá trị này thường từ 175 EUR (~280USD) tại một cửa hàng trong cùng một ngày.

Xem thêm: Top 5 thành phố nhất định phải đi khi du lịch Châu Âu

2. Xuất trình hộ chiếu và hoàn tất mẫu đơn miễn thuế

Nguồn ảnh: Premier Tax Free

Sau khi kiểm tra và chuẩn bị những thứ cần thiết, đã đến lúc bạn tha hồ mua sắm rồi! Chỉ cần xuất trình hộ chiếu khi thanh toán, thế là bạn đang từng bước lấy lại tiền của mình. Đôi khi bạn sẽ cần hoàn tất mẫu đơn miễn thuế là sẽ được hoàn ngay. Điều này chỉ có thể thực hiện tại các cửa hàng lớn nơi họ có bộ phận hoàn thuế của riêng mình. Tuy nhiên, bạn sẽ vẫn cần hoàn tất bước cuối cùng – đóng dấu hải quan ở sân bay.

Trong những trường hợp này, khi bạn được hoàn thuế ngay, người ta sẽ hỏi thông tin thẻ tín dụng của bạn. Điều này nhằm đảm bảo bạn thực hiện đúng qui trình. Ví dụ, nếu bạn không thể xin con dấu hoặc quên làm chứng từ ở sân bay, phần thuế được hoàn trước đó sẽ bị tính vào thẻ tín dụng của bạn. Về bản chất, thẻ tính dụng là để đảm bảo.

Trước khi rời khỏi cửa hàng, nhớ cất cẩn thận đơn miễn thuế chung với hàng hóa và hóa đơn vì bạn sẽ dùng để kiểm chứng ở sân bay. Để thuận tiện hơn, hãy chia hàng hóa từ những cửa hàng khác nhau đựng trong từng túi riêng.

3. Đóng dấu hải quan

Vào ngày khởi hành, hãy đến sớm và lấy dấu hải quan vì có thể sẽ phải xếp hàng dài đấy. Thường cán bộ hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa bạn đã mua xem có khớp với hóa đơn không. Vậy nên đừng vội diện ngay chiếc đầm hay đôi giày mới nhé! Chúng phải chưa được sử dụng.

Khi đã đóng dấu xong, bạn sẽ đến văn phòng hoàn thuế để lấy lại tiền ngay hoặc làm thủ tục giấy tờ rồi nhận lại tiền sau. Nó tùy thuộc vào quy định mỗi nơi.

Câu hỏi tiếp theo của bạn chắc là: Khi nào thì tôi đến văn phòng hoàn thuế?

Bạn chỉ đến đó khi nhà bán lẻ có liên kết dịch vụ hoàn thuế của các công ty hoàn thuế. Bạn sẽ nhận ra điều này khi nhìn vào logo của mẫu đơn miễn thuế. Thêm vào đó, bạn có thể hỏi thăm nhân viên tại cửa hàng.

Nguồn ảnh: Global Blue (trái), Premier Tax Free  (giữa), Planet (phải)

Tại châu Âu, có hai tổ chức hoàn thuế lớn, Global Blue và Planet (được gọi là “Premier Tax-Free”), tùy vào nhà bán lẻ liên kết với tổ chức nào mà bạn có thể đến văn phòng tương ứng. Thậm chí nếu bạn mua sắm ở nhiều cửa hàng khác nhau vẫn có thể hoàn VAT ngay miễn là họ cùng liên kết với một tổ chức hoàn thuế.

Tuy nhiên, để đổi lấy sự nhanh chóng và tiện lợi, bạn sẽ phải chịu phí khoảng 4%. Ngoài ra, nếu các cửa hàng liên kết với những công ty hoàn thuế khác nhau, bạn sẽ phải đến từng nơi để hoàn tiền. Không có bữa ăn nào là miễn phí mà!

Lựa chọn thay thế

Mặt khác, hãy nộp chứng từ vào hộp thư thường được đặt ở văn phòng hải quan. Bạn sẽ nhận một phong thư có đề sẵn địa chỉ của nhà bán lẻ, miễn phí bưu chính. Nhược điểm là bạn sẽ phải chờ một thời gian mới nhận lại tiền. Nhưng thường không mất phí.

Như đã có đề cập ở trên, có khi bạn được hoàn tiền ngay lúc mua. Đối với trường hợp này, chỉ cần nộp đơn, đóng dấu thế là xong!

Nguồn ảnh: Vradwiki

Khi ở sân bay, hẳn bạn sẽ thấy nhiều biển “Duty Free”. Đừng nhẫm lẫn với “Tax Free” nhé. Cửa hàng “Duty Free” bày bán hàng hóa đã trừ VAT rồi. Nên nếu muốn tránh thủ tục hoàn VAT rườm rà, cứ mua sắm ở sân bay dù rằng lựa chọn hơi bị hạn chế.

Nếu bạn rời EU bằng tàu lửa, đừng lo! Vẫn có thể lấy dấu hải quan tại các trạm tàu lớn. Nếu may mắn, khi bắt gặp cán bộ hải quan lên tàu, bạn có thể nhờ anh ta giúp đỡ.

Bạn có thắc mắc mà không biết hỏi ai? Người bạn cần tìm là nhân viên hoàn thuế hoặc người bán lẻ. Ở một số nước, bạn thậm chí có thể liên hệ cơ quan thuế quốc gia nếu cần hiểu rõ một số điều luật về việc hoàn VAT.

Hãy nhớ khi cảm thấy không chắc chắn, cứ bám theo 3 bước này: kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện hoàn thuế không, xuất trình hộ chiếu khi thanh toán và điền mẫu đơn miễn thuế, lấy dấu hải quan.

Bài gốc tiếng Anh: Claim VAT Refunds in Europe: What to Do and Where to Go

Lan Nguyen

Là một con người giản dị, thích ngao du đây đó cho thõa cái chí tự do tự tại, Lan thường tìm cơ hội để khám phá những vùng đất mới và lưu lại trải nghiệm đáng nhớ của mình vào cuốn sổ tay “thần thánh”. Với quan niệm sống thành thật rồi sẽ được đón nhận một cách chân thành, Lan tin rằng cuộc sống vốn đã muôn màu, mình không cần “vẽ” thêm, chỉ việc tận hưởng nó một cách tự nhiên.

Recent Posts

9 ĐỊA ĐIỂM DU XUÂN PHẢI TỚI ĐỂ CHIÊM NGƯỠNG HOA NỞ Ở TỈNH GANGWON

Hãy để những bông hoa xinh đẹp của mùa xuân ở Gangwon đánh cắp trái…

3 years ago

Cẩm nang du lịch tối ưu cho một kỳ nghỉ ngắn ngày sau Covid-19 tại Việt Nam!

Đại dịch coronavirus đã đưa ngành du lịch rơi vào tình trạng bế tắc. Với…

4 years ago

Cẩm nang du lịch Okinawa – thiên đường bí ẩn của Nhật Bản

Khi nghĩ đến Nhật Bản, tôi nhớ ngay đến cảnh đô thị náo nhiệt -…

4 years ago

15 món quà lưu niệm Okinawa thú vị mà bạn nhất định phải săn về nhà

Khi ngồi xuống viết danh sách những món quà lưu niệm Okinawa, trong đầu tôi…

4 years ago

18 Chợ Đường Phố Hong Kong Nhất Định Phải Đến

Hong Kong là thành phố nổi tiếng bởi vẻ hiện đại nhưng đồng thời gắn…

4 years ago

FlixBus: Đánh giá những điểm tốt và hạn chế

Nếu bạn chuẩn bị đến châu Âu, tôi chắc rằng đa số bạn bè của…

4 years ago